Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải mã tình trạng "găm giữ ngoại tệ"

Hơn một tháng nay, việc mua bán ngoại tệ ở thị trường có tổ chức tại TP Hồ Chí Minh giảm hẳn hoặc có ngày không có giao dịch. Tài khoản ngoại tệ ở thị trường này khá dồi dào, lên tới ba tỷ USD, đủ sức cung ứng bất kỳ đơn hàng thanh toán nào, chưa nói đến lượng kiều hối trên địa bàn bảy tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD. Nhưng vì sao đồng USD lại khan hiếm trong giao dịch?

Câu trả lời là, vì chênh lệch tỷ giá giữa giá niêm yết và thị trường tự do quá lớn (từ 500 đồng đến 800 đồng Việt Nam/USD) cho nên doanh nghiệp có ngoại tệ chỉ muốn bán ra với giá cao hơn giá niêm yết. Còn các nhà nhập khẩu chấp nhận mua "chui" giá ngoại tệ ở thị trường tự do để thanh toán cho kịp đơn hàng do mua ngoại tệ theo giá chính thức "không dễ". Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều giải pháp trong đó có việc nghiêm cấm các hình thức mua bán ngoại tệ vượt trần quá quy định, thực hiện giảm lãi suất gửi và vay USD hoặc phạt ngân hàng, doanh nghiệp không bán ngoại tệ theo giá niêm yết, song theo các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn nặng về giải pháp tình thế, chủ yếu xử lý hành chính nên tác dụng chưa cao.

Vì sao doanh nghiệp vẫn "thích" găm giữ USD và giá USD tại thị trường tự do vẫn ở mức cao? Mới đây Bộ Công thương cho biết, bảy tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta đạt 36,64 tỷ USD. Như vậy bình quân mỗi ngày các doanh nghiệp nhập khẩu cần mua gần 175 triệu USD để thanh toán. Theo quy định, doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ phải bán cho ngân hàng để lấy tiền đồng Việt Nam phục vụ sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không thể găm giữ ngoại tệ và đi vay tiền đồng để kinh doanh, vì lãi suất vay tiền đồng luôn cao hơn với tiền gửi USD, chưa kể hằng tháng phải trả lãi vay tiền đồng rất cao trong khi khoản lợi từ việc tăng tỷ giá chỉ là hy vọng "mong manh".

Tuy nhiên, từ khi được hỗ trợ lãi suất vay vốn đồng Việt Nam, các doanh nghiệp đã mạnh tay vay của ngân hàng để sản xuất kinh doanh còn ngoại tệ thì giữ lại. Lý do vì vay tiền đồng được hỗ trợ,  còn giữ USD vừa chắc thậm chí có lãi nếu tỷ giá tăng trong tương lai.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, sở dĩ họ giữ USD là do cơ chế bù lãi suất không quy định doanh nghiệp có vốn ngoại tệ chưa sử dụng thì không được nhận bù lãi suất khi vay vốn đồng Việt Nam. Việc doanh nghiệp giữ USD khiến nhu cầu vay vốn tiền đồng Việt Nam tăng. Một số doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp đã dùng khoản ngoại tệ "găm giữ" làm tài sản bảo đảm cho khoản vay bằng tiền đồng. Một số doanh nghiệp gửi USD ở ngân hàng này, vay tiền ở ngân hàng khác để khỏi mang tiếng là có tiền lại đi vay vốn có bù lãi suất của Chính phủ hoặc chuyển hóa đơn thanh toán bằng USD chuyển sang các loại ngoại tệ khác. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là nỗi lo rủi ro tỷ giá khi phải mua ngoại tệ trả nợ trong tương lai.

Theo các chuyên gia, nếu dừng bù lãi suất cho các trường hợp găm giữ USD, chắc chắn thị trường ngoại tệ sẽ dần tan băng. Khi đó doanh nghiệp sẽ bán ngoại tệ để được vay vốn có bù lãi suất thay vì giữ ngoại tệ rồi phải trả lãi suất cao. Mặt khác, tình trạng  "sốt giả tạo" USD  cũng khó tồn tại, vì USD tiền gửi của doanh nghiệp trong các ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh không thiếu.

(Theo BĂNG CHÂU // Báo Nhân dân điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cảnh giác với nguy cơ tái lạm phát 6 tháng cuối năm
  • Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng: Cho vay sẽ tăng chậm lại?
  • Kiểm soát tín dụng để ngăn lạm phát
  • Linh hoạt chống tái lạm phát
  • Đồng đô la Mỹ vẫn được chuộng, vì sao?
  • Trung Quốc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
  • Lạm phát ở mức dưới hai con số không quá khó
  • Dân tài chính ngoại quốc ở châu Á hết thời sống xa hoa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!