Hiện có nhiều ý kiến quan ngại về việc lạm phát trở lại trong năm 2009 và thậm chí cả trong năm 2010. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong một thông báo công bố ngày 11-9 cho biết những dự báo và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến biến tiền tệ những tháng đầu năm, NHNN dự báo năm 2009, kinh tế tăng trưởng khoảng 5%, lạm phát khoảng 6%-8%; năm 2010, tăng trưởng và lạm phát sẽ diễn ra theo 2 kịch bản:
Kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế khoảng 6%-6,5%, lạm phát khoảng dưới 10% trong điều kiện sau: Tốc độ tăng của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2009 khoảng 30%, năm 2010 khoảng 25%-27%; hiệu quả đầu tư giảm nhẹ so với năm 2008, ICOR đạt khoảng 7,7 năm 2009-2010 do đầu tư mở rộng theo chính sách kích cầu; giá dầu thế giới tăng trở lại và đạt mức bình quân 64 USD/thùng năm 2009 và 70-75 USD/thùng năm 2010; giá gạo thế giới có xu hướng tăng và đạt mức bình quân 570 USD/tấn năm 2009 và 750 USD/tấn năm 2010.
Kịch bản thứ hai, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,2%-7%, lạm phát khoảng 7,5%-8,5% trong điều kiện sau: Tốc độ tăng của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2009 khoảng 25-27%, năm 2010 khoảng 23%-25%; hiệu quả đầu tư tương ứng năm 2008, ICOR đạt khoảng 7-7,5; giá dầu thế giới bình quân 60 USD/thùng năm 2009 và 70-75 USD/thùng năm 2010; giá gạo thế giới có xu hướng tăng và đạt mức bình quân 565 USD/tấn năm 2009 và 600 USD/tấn năm 2010.
Thống đốc cũng cho biết mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN bên cạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế còn phải kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô ổn định chính là tiền đề vững chắc cho tăng trưởng bền vững. Năm 2009 và 2010 đà tăng trưởng kinh tế được duy trì nhưng có sức ép tăng lạm phát, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ sẽ phải linh hoạt và áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tổng thể. NHNN tiếp tục áp dụng mô hình kiểm soát khối lượng tiền là chủ yếu (quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng), kết hợp với kiểm soát giá cả tiền tệ (lãi suất và tỷ giá). Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng trên cơ sở các dự báo tốt về diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến tiền tệ, tín dụng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán khoảng 30% và giảm dần trong những năm tiếp theo, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, sử dụng các NHTM có qui mô lớn đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thống đốc cũng khằng định phân tích và dự báo kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Bất kỳ các quyết định chính sách kinh tế nào đều phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin và triển vọng của các biến số kinh tế (cả tầm vĩ mô và vi mô). Trên thực tế có nhiều dự báo được đưa ra, kết quả dự báo có thể khác nhau và có thể không tiệm cận thực tế bởi kinh tế thế giới biến động khó lường, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Tuy nhiên, đây là các thông tin rất bổ ích để NHNN tham khảo, kết hợp với những đánh giá, nhận định của riêng mình để đưa ra định hướng điều hành.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Phát hành trái phiếu được xem là một trong những công cụ hút tiền từ lưu thông về khá hữu hiệu để kiềm chế lạm phát, đồng thời, là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả đối với Chính phủ và doanh nghiệp.
Lượng cho vay có hỗ trợ lãi suất đã gần đạt mục tiêu 420.000 tỷ đồng, Chính phủ đã thông báo khả năng hình thành một "bước đệm" để giảm dần hỗ trợ, tránh "sốc" đối với DN khi gói hỗ trợ kết thúc. Vậy DN có mong, và chờ gì từ khả năng có "bước đệm" này ?
Trong thông báo vừa công bố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho biết những dự báo và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong một động thái gây sốc, chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự trữ lên tới 454 tấn.
Một cuộc hội thảo quốc tế về quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam diễn ra tại Hà Nội tuần trước đã đưa ra nhiều kiến nghị về việc phát triển nguồn điện đến năm 2025, trong đó nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Song, thực tế đầu tư vào ngành điện trong những năm qua cho thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Thị trường ngoại tệ của Việt Nam đã có những biểu hiện căng thẳng, rõ nhất là có lúc đã lên cơn sốt khan hiếm USD, nhu cầu mua ngoại tệ vượt khả năng bán của các ngân hàng thương mại (NHTM); giới đầu cơ đã lợi dụng tâm lý này tạo ra những tin đồn thất thiệt, gây nên biến động tỷ giá trên "chợ đen"...