Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi quốc gia trở thành con nợ

 Bắt đầu bùng lên từ cuối năm 2009, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp "hứa hẹn" biến quốc gia này trở thành một Dubai của châu Âu. Và cho đến nay, chưa có dấu hiệu gì về việc quốc gia có nền văn minh vào loại xưa cũ nhất của châu Âu này sẽ sớm thoát khỏi vận bĩ.

Diễn biến mới nhất là chỉ cách đây mấy hôm, người Đức đã thẳng thừng kêu gọi Hy Lạp bán đất trả nợ. Một bài phỏng vấn trên tờ báo Đức Bild, ông nghị Josef Schlarmann thuộc Liên minh những người thiên chúa -dân chủ của bà Angela Merkel đã thẳng thừng nói rằng, những ai mang công mắc nợ thì hãy cố bán tất cả những gì họ có để trả nợ và cái mà người Hy Lạp có là bất động sản, các công ty và các hòn đảo không người. "Bạo" hơn nữa, cũng trên tờ báo này, ông Frank Schaeffler, một chuyên gia về chính sách tài chính đã kêu gọi: "Hãy bán các hòn đảo, hỡi nước Hy Lạp đang mắc nợ! Và cho luôn cả Acropole đi đi!". Tờ nhật báo Anh, The Times thì "nghiêm túc" và "hòa nhã" hơn khi đưa ra thông tin rằng chỉ 87 trong số 3.054 hòn đảo của Hy Lạp là có người ở. Tờ báo này cũng dự đoán rằng sẽ có một cuộc bùng nổ bong bóng bất động sản ở biển Egée và đưa ra thông tin dẫn lại từ một công ty bất động sản là một mảnh đất khoảng hơn chục hécta trên một hòn đảo Hy Lạp (đẹp như cảnh trong phim Mamma Mia) chỉ có giá khoảng 2 triệu USD, một cái giá mà ngay cả với các "đại gia" Việt Nam cũng không phải là quá cao (hy vọng chúng ta không phải chứng kiến "sốt" đất Hy Lạp khi mà các "đại gia" Việt sang đây "lướt sóng").

Nghe thì khủng khiếp nhưng thực chất, chuyện một quốc gia phải bán đất không phải là không có. Hãy nhìn vào các hợp đồng cho nước ngoài thuê đất ở các nước châu Phi hay châu Á với những thời hạn lên tới cả gần 100 năm thì ta sẽ thấy chuyện bán đất là rất bình thường. Nhưng vấn đề là khi chính phủ Hy Lạp đang kêu gọi sự giúp đỡ của châu Âu, trong đó có Đức mà một tờ báo Đức lại đưa những thông tin như vậy, ta mới thấy hết sự trầm trọng của vấn đề. Hơn nữa, nếu ta có hiểu Acropole là gì thì ta mới hiểu hết được "nỗi đau Hy Lạp" sau những tuyên bố này. Acropole - "thượng trấn" - là tên chỉ chung các cụm công trình có vị trí cao nhất trong các thành phố Hy Lạp được xây dựng từ thời trước Công nguyên. Đó thường là các đền thờ có giá trị nghệ thuật cao. Nếu bạn viết Acropole với chữ "A" viết hoa thì đó chính là Thượng trấn ở thủ đô Athènes, với các đền thờ Parthénon, Erechteiron nổi tiếng mà giá trị kiến trúc của nó là những mẫu mực muôn đời. Để dễ hình dung, đối với người Hy Lạp, Acropole có ý nghĩa như là Tử cấm thành với người Trung Quốc hay Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa với người Việt Nam vậy.

Nhưng nói gì thì nói, tình cảnh của người Hy Lạp hiện nay cũng là vô cùng khốn khổ. Thâm hụt ngân sách dự kiến ở mức 12% và theo các nguồn của EC thì nợ công cả quốc gia này sẽ tăng từ mức 113,4% GDP năm 2009 lên mức 121 - 125% GDP. Điều khủng khiếp là hiện nay, trên các thị trường tài chính, những con cá mập đầu cơ đang mua bán các khoản nợ như là chia nhau một chiếc bánh (so sánh của trang mạng Pháp Marianne2). Và đó chính là tai họa lớn đối với quốc gia này. Theo nhật báo Le Parisien, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ hôm 9/3, Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandréou đã phải tố cáo đích danh giới đầu cơ với ông Obama và kêu gọi Mỹ và châu Âu có một hành động "một lần cho mãi mãi" nhằm chống lại giới đầu cơ. Tất nhiên, trước Mỹ, hôm 9/3 vừa qua, ông Chủ tịch Liên minh châu Âu, J.M.Barroso đã tuyên bố dự kiến cấm chỉ tất cả giao dịch tài chính có tính chất đầu cơ. Hơn thế nữa, các giải pháp giúp đỡ Hy Lạp của Liên minh châu Âu đều đang gặp khó khăn vì chính liên minh này cũng đang ở trong giai đoạn gặp khó. Pháp mới đây đã phải bán chiến hạm cho Nga và đang quay lại với công nghệ hạt nhân dân sự với tư cách một lĩnh vực xuất khẩu sau khi mất một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào tay Hàn Quốc. Đức thì mới đây đã bị mất vị trí nước xuất khẩu hàng đầu vào tay Trung Quốc. Còn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì đang có những khó khăn "kề mức" Hy Lạp.

Tương lai đối với Hy Lạp chắc chắn là không sáng sủa nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, nhiều quốc gia đã có thể rút ra "bài học Hy Lạp". Hãy nhớ rằng, tai họa của Hy Lạp bắt đầu từ việc phát hành vô tội vạ trái phiếu quốc gia, đổ tiền vào đại lễ Thế vận hội, bộ máy công cồng kềnh, thiếu hiệu quả và thiếu minh bạch. Và khi một quốc gia nào đó đã hội đủ những điều kiện đó thì những con kền kền đầu tư sẽ chờ sẵn để mở tiệc. 

(SKĐS)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Fed có bất ngờ nâng lãi suất trong cuộc họp FOMC vào tuần tới?
  • Roubini: Nền kinh tế ngày càng có nhiều dấu hiệu rơi vào khủng hoảng lần 2
  • Tương lai kinh tế Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì ?
  • Thâm hụt ngân sách Mỹ đạt kỷ lục
  • Thị trường vàng biến động không rõ xu hướng, chờ đợi diễn biến trên thị trường tiền tệ
  • Nhận định thông tin kinh tế Mỹ tối nay
  • Khủng hoảng tài chính Hy Lạp đã qua, châu Âu an toàn?
  • Chặn đứng “tín dụng đen” trong nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!