Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó đẩy mạnh cho vay trong nửa đầu năm 2011

Nửa đầu năm 2011, các ngân hàng sẽ khó kích thích được dư nợ do mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay thấp hơn so với năm trước 2% (ở mức 23%), đồng thời, theo dự báo của các chuyên gia, phải đến gần cuối quý II/2011, khả năng lãi suất mới giảm xuống.

Kết thúc năm 2010, không phải ngân hàng nào cũng hoàn tất mục tiêu tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng, do đó đầu năm nay, hầu hết nhà băng đều muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay. Đặc biệt là khi vụ mùa kinh doanh cao điểm của DN đang diễn ra, nhu cầu vốn kinh doanh, tiêu dùng cao hơn trước. Tuy nhiên, theo các ngân hàng, khó có thể đẩy mạnh được tăng trưởng dư nợ tín dụng trước áp lực lãi suất thỏa thuận còn ở mức cao như hiện nay, bình quân 18 - 20%/năm.

Vì thế, dư nợ của các ngân hàng hiện tăng trưởng khá chậm. Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB cho biết, trước áp lực lãi suất hiện nay, không phải khách hàng nào cũng mạnh dạn sử dụng vốn vay, nếu dự án kinh doanh không mấy khả thi. Mặt khác, phía ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng để trao vốn, đồng thời phải cân đối cung - cầu, nhằm đáp ứng các quy định mới về tỷ lệ an toàn cũng như đảm bảo tỷ lệ vốn huy động được cấp tín dụng.

Với áp lực lãi suất hiện nay, không ít khách hàng, kể các các DN đều kỳ vọng, sau Tết Nguyên đán, lãi suất cho vay thỏa thuận giảm mới nghĩ đến việc tiếp cận vốn vay mở rộng sản xuất - kinh doanh. Thế nhưng, qua trao đổi với tổng giám đốc một NHTM, chưa hẳn dư nợ tín dụng sẽ tăng đột biến khi lãi suất thỏa thuận giảm. Một phần, do diễn biến thị trường năm 2011 được đánh giá còn nhiều thách thức, đồng thời nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các DN thời điểm sau Tết thường chậm lại.

Tổng giám đốc OCB nhận định, có thể hết quý I/2011 khả năng lãi suất huy động sẽ giảm, nhưng dư nợ tín dụng sau Tết Nguyên đán sẽ chỉ cân bằng lại, mà khó có thể tăng trưởng đột biến so với trước đó.

Trên thực tế, trong những tháng cuối năm 2010, do áp lực lãi suất cho vay thỏa thuận tăng nhanh, nên nhiều DN có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu đã chuyển hướng sang vay ngoại tệ, thay vì sử dụng vốn vay bằng tiền đồng. Điều này dẫn đến dư nợ ngoại tệ của các ngân hàng tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

Phó tổng giám đốc CTCP Chế biến thủy sản Út Xi, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ từ Agribank. Một phần, do Út Xi là DN xuất khẩu nên có nguồn thu bằng ngoại tệ. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, sử dụng vốn vay ngoại tệ sẽ giảm được áp lực về lãi suất.

Hiện lãi suất cho vay USD chỉ bằng 1/3 so với lãi vay tiền đồng, với mức dao động 6 - 8%/năm. Vì thế, theo các DN, nếu cộng cả biến động tỷ giá, vay vốn ngoại tệ áp lực về lãi suất vẫn thấp hơn so với tiền đồng. Chính vì nhu cầu vay ngoại tệ lớn của các DN, trong những ngày gần đây, các NHTM tiếp tục tăng lãi suất huy động USD. Đơn cử như WesternBank tăng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ lên 5,3%/năm và VietBank tăng lên mức cao nhất là 6%/năm - mức huy động ngoại tệ cao nhất hiện nay.

Trong khi đó, TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP. HCM cho rằng, để giảm được lãi suất tiền đồng thì việc xem xét điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm ngoại tệ là cần thiết, nhằm hạn chế việc tích trữ ngoại tệ.

Hiện nay, lãi suất huy động cao dẫn đến lãi suất cho vay cao, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, nợ xấu có khả năng tăng lên.

Để gỡ khó cho thị trường, một cán bộ ngành ngân hàng cho rằng: "Khi thị trường có biến động, có thể chỉ đạo của NHNN là phải áp dụng mức trần lãi suất huy động như nhau, nhưng khi mặt bằng lãi suất đã đi vào ổn định thì cần trả lại cho thị trường, chứ không thể áp dụng đồng đều. Bởi thực tế hiện nay, mức trần lãi suất huy động 14%/năm được cào bằng giữa các ngân hàng lớn và nhỏ sẽ gây khó khăn cho những nhà băng chưa có uy tín cao trên thị trường. Trong đó, rủi ro của các ngân hàng là hoàn toàn khác nhau".

(Đầu tư chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mâu thuẫn tiền tệ Mỹ - Trung: Việt Nam nên làm gì?
  • Bứt phá, song canh cánh lo vốn
  • “Chìa khóa”… CPI
  • WB lo ngại bong bóng tài sản khu vực Đông Á năm 2011
  • Liên minh Châu Âu: Đồng euro trước tác động domino
  • Năm 2011: Thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có nhiều thay đổi
  • Những nhận định lạc quan
  • Nắn dòng tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!