Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không lo ngại nợ xấu

 Nợ xấu ngân hàng được coi là vẫn trong tầm kiểm soát, song phải ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh trong năm nay, cũng như quản lý rủi ro chặt chẽ hơn trong phát triển tín dụng.


Năm nay, nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng tín dụng khá cao

 Mặc dù nợ xấu của một số ngân hàng có gia tăng trong năm 2008 trước bối cảnh thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu, song theo đánh giá của một số lãnh đạo cấp cao trong ngành ngân hàng, nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát. Điều quan trọng là phải biết ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh trong năm nay, cũng như quản lý rủi ro chặt chẽ hơn trong phát triển tín dụng.

Năm 2009, ACB đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 87%, trong khi năm trước, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 10%. Với mục tiêu tín dụng trên, nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,2% và tỷ lệ này của năm trước là 0,9%. Tuy nhiên, không ít cổ đông của ACB đã tỏ ra lo ngại khi nợ xấu của ngân hàng này trong năm qua đã tăng 11 lần, trong khi tín dụng chỉ tăng trưởng khoảng 10%. ACB cho biết đã lỗ 500 tỷ đồng trong quá trình phát triển tín dụng của năm 2008, với nguyên nhân là lãi suất đầu vào tăng đột biến.

ACB thừa nhận, nếu xét về tốc độ thì trong năm qua, nợ xấu có xu hướng gia tăng, nhưng nếu nhìn vào con số tuyệt đối, thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,9% là hợp lý với bối cảnh thị trường tiền tệ trong năm 2008. Theo ACB, để tránh rủi ro trong triển khai tín dụng năm nay, ACB tập trung vào nhóm khách hàng sản xuất quy mô vừa và nhỏ, đồng thời tăng cường kiểm tra tại chỗ và kiểm soát độc lập.

Mới đây, Ngân hàng OCB cũng cho biết, mức độ tăng trưởng tín dụng còn chậm và chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thấp trong thời gian qua đã làm giảm đáng kể kết quả kinh doanh. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 của OCB trong năm qua chiếm 2,87% dư nợ cho vay. Theo kế hoạch, dư nợ cho vay của OCB trong năm nay tăng 25% so với năm 2008, nhưng nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2%.

Dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ xấu) của Eximbank trong năm qua chiếm tỷ lệ 4,71% tổng dư nợ, tăng hơn gấp đôi so với kế hoạch đề ra là 2%. Theo Eximbank, nợ xấu gia tăng trong năm qua là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và thị trường bất động sản đóng băng đã buộc Ngân hàng phải trích lập dự phòng tín dụng 320 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2008 chỉ còn 969 tỷ đồng, so với kế hoạch đưa ra ban đầu là 1.300 tỷ đồng. Năm nay, Eximbank sẽ tăng cường các biện pháp giảm nợ xấu và ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh.

Trong năm nay, nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao so với năm trước. Mặc dù đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát, song các ngân hàng vẫn phải chấp nhận tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có thể cao hơn so với năm trước. Chẳng hạn, Sacombank có kế hoạch tỷ lệ nợ quá hạn sẽ được kiểm soát dưới 2,5% trong năm 2009, trong khi mục tiêu tăng trưởng cao hơn 50% so với năm trước, đạt mức 50.000 tỷ đồng. Kết thúc quý I năm nay, dư nợ tín dụng của Sacombank đạt 39.380 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,19% tổng dư nợ.

Khác với năm trước, lợi nhuận dự kiến thu về của các ngân hàng trong năm nay đều trông chờ vào tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, nguồn thu từ tín dụng chiếm không dưới 60% tổng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng trong 3 tháng đầu năm. Chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích cầu của Chính phủ được các ngân hàng đánh giá là cơ hội để phát triển tín dụng, qua đó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Song theo đánh giá của một cán bộ cấp cao ngành ngân hàng, rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn ở mức cao, khi các ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng "nóng".

Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho rằng, các ngân hàng phát triển tín dụng ở mức "nóng" cũng giống như một con tàu đi giữa biển khơi và luôn phải đối mặt với sóng gió. Do đó, nếu cứ mãi đeo đuổi mục tiêu mà quên tính đến hệ số an toàn sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi thị trường chưa qua hết khó khăn.

Song theo đánh giá của ông Hạnh, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay không có vấn đề gì đáng lo ngại, bởi các nhà băng đã trích dự phòng tín dụng vào dịp cuối năm để thanh toán khoản nợ xấu.

 

(Theo Vân Linh - Báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách kích cầu nhìn từ thị trường nội địa
  • Bốn đặc điểm của FDI trong bốn tháng đầu năm
  • Giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 - 2010
  • Dư nợ tín dụng tăng mạnh: Nên mừng hay lo?
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm: Cầm chuôi vẫn bị đứt tay?
  • “Cơ hội lớn để minh bạch hóa thông tin tài chính”
  • Bây giờ là lúc giữ thị trường
  • Ngành ngân hàng: thay đổi chiến lược kinh doanh để tăng tính cạnh tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!