Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ châu Âu đẩy vàng “tiến bước”

Sáu tháng cuối năm 2010 được dự báo sẽ ghi nhận mức giá kỷ lục mới của vàng với con số ấn tượng 1.300 USD/OZ. Giá vàng trong nước cũng theo đà tăng tới đỉnh khoảng 30 triệu đồng/lượng cùng thời điểm.

Khi nhận định về diễn biến giá vàng thế giới trong 6 tháng cuối năm 2010, nhiều chuyên gia gặp nhau ở dự báo - mức tăng dự kiến tới 1.300 USD/ OZ sẽ phá vỡ mọi kỷ lục được thị trường vàng ghi nhận trước đó.

Tránh "bão" trong vàng

Về diễn biến cụ thể thị trường vàng thế giới, ông Nguyễn Thanh Trúc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam (AJC), cho rằng, vàng sẽ tăng giá mạnh trong 6 tháng tới nhưng có những giai đoạn lên - xuống khác nhau. Cụ thể, cuối tháng 6 và đầu tháng 7 giá vàng thế giới có thể giảm nhẹ quanh khoảng 1.200 USD/OZ; tháng 9 giá vàng sẽ tăng mạnh, phá kỷ lục 1.249 USD/OZ và có thể chạm tới mức kỷ lục của cả năm là 1.300 USD/OZ. Tháng 11 cũng sẽ lên một đợt nữa, song vẫn dao động quanh mức kỷ lục này. Trong đó, mức tăng mạnh tại tháng 9 và tháng 11 là do quy luật của thị truờng vàng quốc tế 15 năm qua quy định.

Trả lời câu hỏi vì sao giá vàng có thể thẳng tiến đến con số kỷ lục của mọi kỷ lục – 1.300 USD/OZ, nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng nợ khu vực châu Âu (Euro zone) ngày càng lan rộng, khiến đồng euro sụt giá sâu, đưa vàng lên vị trí hàng đầu. Mức giá 1.300 USD/OZ được dự báo cũng có cơ sở khi chỉ trong một ngày 7/6, thế giới đã cùng lúc chứng kiến hai kỷ lục do tác động của sự kiện Hungary thông báo nợ quốc gia. Đó là, đồng euro sụt giá xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua (1,19 USD ăn 1 euro) và giá vàng thế giới đã xác lập mức 1.240,80 USD/OZ. Mức giá này nằm trong dự kiến của các chuyên gia sau khi Hungary chính thức trở thành thành viên mới nhất của cuộc khủng hoảng Euro zone. Thâm hụt ngân sách của Hungary chiếm 5,3% GDP - không quá nghiêm trọng so với Hy Lạp, song đã gấp hơn 2 lần con số cam kết trước đó: 2% GDP. Giá vàng chỉ có thể ổn định hơn khi cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu được giải quyết. Tuy nhiên, các chuyên gia thống nhất nhận định, cuộc khủng hoảng nợ sẽ có thể kéo dài trong hết năm nay bởi cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào thực sự đủ mạnh từ các nước trong khu vực được thực thi dù đã có nhiều biện pháp đưa ra.

Cụ thể, ngày 10/5/2010, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn gói cứu trợ 750 tỉ euro. Tuy nhiên, việc giải ngân của các nước cho vay và việc cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách của các nước nhận tiền cứu trợ vẫn là một dấu hỏi đối với thị trường. Theo ông Huỳnh Trung Khánh - phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, Cố vấn Hội đồng Vàng Thế giới tại Việt Nam, khả năng giải ngân nhanh và tới mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách của các quốc gia nhận tiền cứu trợ. Điều này đồng nghĩa các nước nhận cứu trợ phải thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu như cắt giảm việc làm, lương… Thực tế, người dân một số nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha đã bày tỏ quan điểm không muốn nhận tiền cứu trợ.

Một động thái khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu tư nhân trên thị trường thứ cấp để hỗ trợ cho các thị trường đang bất ổn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, việc các thành viên ECB vẫn chưa thống nhất cao độ với giải pháp này sẽ khiến việc thực hiện có thể chỉ ở mức độ nhất định. Cũng theo ông Huỳnh Trung Khánh, giải pháp này là một cách “dùng nợ giải quyết nợ” nên chưa chưa thực sự toàn diện.

Bên cạnh tình trạng kinh tế của châu Âu, thông tin xấu về nợ công quá lớn của Mỹ (chiếm 90% GDP) và Nhật Bản (tương đương 190% GDP); căng thẳng tại Trung Đông đe dọa giá dầu sẽ tăng cao và tăng mức lạm phát ở các nước… là hàng loạt nguyên nhân quan trọng khiến nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… quyết định tăng tích trữ vàng. Các quỹ đầu tư quốc tế cũng đang theo xu hướng bán các loại giấy tờ có giá của châu Âu và Euro dự trữ để mua vàng. Nhà đầu tư và người dân cũng tìm tới vàng làm nơi trú ẩn. Vàng tăng giá mạnh là điều khó có thể tránh khỏi!

Giá vàng trong nước bám sát giá quốc tế

Nhìn lại thị trường trong nước, dự báo diễn biến giá vàng nửa cuối 2010, ông Nguyễn Thanh Trúc khẳng định, giá vàng thế giới tăng mạnh sẽ kéo giá vàng trong nước đi lên và theo sát giá vàng quốc tế. Trong đó, khả năng bám sát ở mức nào chủ yếu do mức tỉ giá USD/VND quy định. Nếu tỉ giá USD/VND duy trì mức ổn định thấp khoảng 19.000 đồng/USD như thời gian qua, giá vàng sẽ không tăng nhiều bằng năm 2009. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế. Ngày 14/5 giá vàng thế giới cao hơn giá vàng thời điểm cao nhất năm 2009 (19 USD/OZ), nhưng giá vàng trong nước vẫn thấp hơn thế giới gần 1 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, khả năng giá vàng trong nước ổn định cực thấp do đồng USD khó giữ tỉ giá như hiện nay. Lý do chính là thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phải mua USD trả nợ, đẩy tỉ giá USD/VND đi lên. Mặt khác, hiện nguồn cung vàng trong nước chủ yếu do nhập khẩu nhưng NHNN lại đang hạn chế. Vì thế, ông Trúc cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, giá vàng trong nước có thể sẽ đạt hoặc vượt ngưỡng kỷ lục năm 2009  - tức bằng hoặc vượt quá  mức giá 29,5 triệu đồng/lượng.

Trong 6 tháng cuối năm, giá vàng trong nước có thể sẽ đạt hoặc vượt ngưỡng kỷ lục năm 2009 – tức bằng hoặc vượt quá mức giá 29,5 triệu đồng/lượng.

Ngoài tỉ giá tiền tệ, thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố tác động mạnh tới giá vàng trong nước. Theo ông Huỳnh Trung Khánh, nếu thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục do ảnh hưởng của sự suy giảm của thị trường chứng khoán thế giới, một số nhà đầu tư trong nước sẽ chuyển qua mua vàng để đảm bảo giá trị tài sản của mình như cách mà các nhà đầu tư trên thế giới đang làm.

Tuy nhiên, giá vàng trong nước khoảng 6 tháng cuối năm 2010 không chỉ là một đường đi lên thẳng tắp. Ông Trần Quốc Quýnh, chuyên gia cố vấn Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VAGT), khẳng định: việc tồn tại một số đặc điểm riêng so với thế giới như chỉ có giao dịch vàng vật chất sau khi sàn vàng đóng cửa, điều kiện nhập khẩu vàng nghiêm ngặt… khiến thị trường vàng trong nước ít liên thông hơn với thị trường thế giới. Tuy nhiên, dù có khác biệt, giá vàng sẽ tăng là điều mà các chuyên gia cho là “không cần bàn cãi”.

Một vấn đề đặt ra là, người dân nên ứng xử thế nào với những biến động của thị trường vàng trong nước 6 tháng tới. Ông Huỳnh Trung Khánh cho rằng, trong tình hình giá vàng diễn biến phức tạp, các nhà đầu tư trong nước phải cảnh giác, không nên đầu cơ dựa trên việc tăng - giảm của giá vàng vì điều này mang tới nhiều rủi ro. Nếu có thể, chỉ nên đầu tư vào vàng vật chất trong trung hạn và dài hạn như một công cụ bảo toàn tài sản trước những diễn biến không lường trước được của tình hình kinh tế và chính trị thế giới.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vì sao lãi suất ngân hàng chưa giảm?
  • Lãi lớn nhờ chênh lệch lãi suất
  • Giải ngân FDI - nhân tố giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán
  • Thờ ơ với các dự án khu vui chơi giải trí
  • Cho vay tiêu dùng: Nhà băng sẵn sàng, khách hàng còn ngại
  • Tín dụng tiêu dùng không tăng, vì sao?
  • Mười năm nhịn ăn mới với tới
  • Lãi suất “dùng dằng” ở mức cao - Khó doanh nghiệp, khó cả ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!