Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát căn cơ dòng vốn ngoại quay lại bất động sản

Trong những tháng cuối năm 2010, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang có dấu hiệu quay trở lại thị trường bất động sản. Trong bối cảnh hiện nay thì đây là một tín hiệu tốt, nếu có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.

Mới đây, Indochina Land đã công bố đầu tư thêm vào thị trường nhà ở Việt Nam 180,3 triệu USD. Capitaland Việt Nam cùng với Mitsubishi Estate Asia (MEA) và GIC Real Estate (của quỹ đầu tư GIC thuộc chính phủ Singapore) ra mắt liên doanh với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD. Liên doanh này sẽ đầu tư vào lĩnh vực căn hộ cao cấp tại Việt Nam tại hai thị trường lớn là TPHCM và Hà Nội. Trước đó, Indochina Capital cũng đã công bố đã huy động quỹ bất động sản thứ ba với tổng số vốn 180,3 triệu USD đầu tư vào thị trường nhà ở cao cấp tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM.

Mặc dù thị trường bất động sản toàn cầu tiếp tục chững lại sau cuộc đại khủng hoảng nợ dưới chuẩn của các ngân hàng Hoa Kỳ nhưng bất động sản vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất vào Việt Nam thời gian qua. Sự quay trở lại của các tập đoàn bất động sản nước ngoài cũng như các quỹ đầu tư sẽ làm gia tăng nguồn vốn và là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của thị trường này.

Hai năm trở lại đây, dòng vốn FDI vào bất động sản giảm mạnh, sau khi đạt đỉnh vào năm 2008 với tổng số vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực bất động sản lên đến 23,6 tỉ USD chiếm trên 39% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2009, dòng vốn FDI giảm mạnh với tổng vốn đăng ký chỉ 7,6 tỉ USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), tính đến hết quý III/2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân hơn 8 tỉ USD vào các dự án tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án trong lĩnh vực bất động sản vẫn giữ mức khá cao, đạt khoảng 144,9 triệu USD/dự án.

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vai trò, vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thị trường này có khả năng thu hút đầu tư để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và phát triển đô thị bền vững. Thống kê của Cục Quản lý nhà và bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong 10 năm qua, quỹ nhà ở của Việt Nam tăng thêm trên 700 triệu mét vuông, trong đó nhà ở khu vực đô thị tăng thêm 225 triệu mét vuông. Bình quân mỗi năm, diện tích nhà ở tăng trên 70 triệu m2/năm. Khu vực đô thị tăng thêm khoảng 22,5 triệu m2/năm, trong đó quỹ nhà ở do các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia đầu tư xây dựng theo dự án chiếm 25- 30%.

Tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện còn rất lớn. Tại TP. Hà Nội, mỗi năm các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 triệu mét vuông nhà ở. Tại TP. HCM, con số này là 3,5 triệu mét vuông. Trên địa bàn cả nước, hiện có trên 2.500 dự án nhà ở, khu đô thị mới và dự án kinh doanh bất động sản khác với diện tích khoảng 80.000 ha đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại bày tỏ sự nghi ngại trước sự gia tăng dòng vốn ngoại đổ vào bất động sản. GS-TS Hansjorg Herr (Trường ĐH Kinh tế - Luật Berlin) trong một cuộc hội thảo gần đây, đã lên tiếng cảnh báo: “Không phải mọi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều là tích cực. Nên coi luồng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản là đáng nghi ngại. Bởi vì điều này có thể góp phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định”. Ông cho rằng, không phải tất cả các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài đều mang lại sự tích cực cho nền kinh tế. Trong một số trường hợp, đầu tư nước ngoài chỉ làm thay đổi sở hữu đối với các dự án và điều này cũng không tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Bất động sản luôn là lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn. Song thị trường này luôn biến động khó lường. Bên cạnh chứng khoán, tín dụng, bất động sản được xếp vào nhóm lĩnh vực đầu tư nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguồn vốn ngoại chảy vào bất động sản là tín hiệu tích cực góp phần “phá băng” thị trường. Tuy nhiên, để dòng vốn ngoại không dẫn dắt và chi phối thị trường vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro này, rất cần sự kiểm soát căn cơ của Nhà nước.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những ngân hàng đi ngược dòng lãi suất
  • “Bắt bệnh” để phát triển thị trường BĐS
  • Những “nẻo đường” lãng phí
  • Chỉ số bất động sản có 'kìm cương' được thị trường nhà đất?
  • Lúng túng USD - lãi suất: Bao giờ hết theo đuôi thị trường?
  • Quản lý Sàn giao dịch BĐS : Bất cập còn dài
  • Các ngân hàng Mỹ có thể thiếu hàng trăm tỷ USD vì quy định của Basel III
  • Bỏ tiền chẵn, thu tiền lẻ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!