Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn đầu tư xã hội : Làm gì để khơi thông ?

Một số chương trình đầu tư xây dựng cơ bản cần vốn lớn như các dự án giao thông vận tải hay xây dựng cũng rất thiếu vốn

Đầu tư công chưa đáp ứng được nhu cầu của một số bộ ngành và nhiều bộ vẫn đang kêu thiếu vốn. Năm 2010, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 791.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2009, bằng khoảng 41% GDP. Đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, song huy động vốn vẫn không dễ.

Trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ không gia tăng mạnh thì huy động vốn từ xã hội cho đầu tư phát triển là rất quan trọng. Song dòng vốn từ xã hội sẽ khó huy động bởi rào cản trần lãi suất huy động. 

Bộ, ngành đói vốn

Mặc dù nhiều ngân hàng công bố đang thừa tiền để cho vay song thông tin thống kê của Ngân hàng nhà nước lại cho thấy 2 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1,4%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong khoảng chục năm gần đây. Đánh giá về hiện tượng này, một số chuyên gia cho rằng đó là di chứng của việc mất cân bằng giữa huy động và cho vay từ cuối năm 2009 để lại. Tăng trưởng tín dụng lên xấp xỉ 38% trong khi tăng trưởng huy động vốn chỉ ở mức xấp xỉ 30% khiến cán cân giữa huy động và cho vay bị mất cân đối nghiêm trọng.

Trong bối cảnh như vậy, tốc độ giải ngân và kinh phí cho các dự án từ nguồn vốn ngân sách cũng có những dấu hiệu chững lại và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư. Năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7%. Các con số trên cho thấy đầu tư từ Chính phủ chỉ chiếm 30%. Khi đầu tư công giảm và trong bối cảnh xã hội tiếp tục “đói” vốn đầu tư thì gánh nặng vốn liếng đang đổ lên vai các nguồn vốn huy động từ xã hội, con số này là 70%.

Nhiều bộ đồng loạt kêu thiếu vốn gần đây là một ví dụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2010 được cấp 3.186 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và 4.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ nhưng bộ này cần 13.700 tỷ đồng. Tức là nguồn này chỉ đảm bảo được 53%. Đặc biệt một số chương trình đầu tư xây dựng cơ bản rất cần vốn lớn như các dự án giao thông vận tải hay xây dựng cũng rất thiếu. Cuối năm ngoái, nhiều dự án giải ngân chậm thì năm nay, Bộ Giao thông Vận tải kêu chưa có vốn đối ứng mặc dù nguồn ODA được dự báo là lên tới 20 nghìn tỷ đồng.

Năm 2009, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ khu vực nhà nước là 245 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước chỉ là 278 nghìn tỷ. Tỷ lệ vốn nhà nước và vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là 9/10 còn năm nay tỷ lệ này chỉ là 4/10.

Gánh nặng 70% vốn

Mặc dù phương án khắc phục giảm đầu tư công được cho là có thể đẩy mạnh các hình thức đầu tư như BOT (Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao), BT (Xây dựng - Chuyển giao), PPP (hợp tác nhà nước - tư nhân),... để bù lại song nếu không huy động được vốn từ xã hội thì cũng không thể có tiền cho BOT, BT hay PPP... Mà để huy động vốn thì lại vướng “trần lãi suất huy động” - một số ngân hàng thương mại cho biết.

Khi đầu tư công giảm và trong bối cảnh xã hội tiếp tục “đói” vốn đầu tư, thì gánh nặng đang đổ lên vai các nguồn vốn huy động từ xã hội, con số này là 70%.

Việc cắt giảm đầu tư công đã được biết tới gần đây nhất là năm 2008, nhằm chống lạm phát. Trong chương trình cắt giảm đầu tư năm 2008, 15 tập đoàn và tổng Cty nhà nước cắt giảm, hoãn khởi công 1.003 dự án với tổng giá trị 29.366 tỷ đồng. Số dự án đình hoãn, dãn tiến độ của địa phương là 1.884 dự án với tổng số vốn điều chỉnh giảm 5.662 tỷ đồng; 2 bộ GTVT và NN-PTNT cắt giảm, đình hoãn 3.900 tỷ đồng vốn ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ... Do cắt giảm mạnh, năm 2008 vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ ở mức 184,4 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là 263 nghìn tỷ đồng. Tỷ lên vốn đầu tư nhà nước trên vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khoảng 7/10.

Tuy vậy đầu tư nhà nước năm 2008 vẫn lớn hơn nhiều so với kế hoạch năm nay. Năm 2010, tỷ lệ vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước dự kiến chỉ là 4/10.

Năm ngoái các dòng vốn đầu tư cũng như tốc độ cho vay của khối ngân hàng thương mại tăng mạnh cũng là nhờ đẩy mạnh chi tiêu công với các gói kích thích kinh tế thông qua hỗ trợ lãi suất. Như vậy năm nay, khi đầu tư từ ngân sách hiện theo kế hoạch sẽ giảm và tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ 12-15%, nhiều nhất là 20% (dự báo của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia) thì gánh nặng 70% vốn đầu tư phải huy động từ các nguồn lực ngoài Nhà nước liệu có thành hiện thực ?

(Theo Thanh Thanh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hướng đi của vàng 2010
  • “Khiêm tốn” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM
  • Thị trường chứng khoán: Tiền mới?
  • Đại hội cổ đông năm 2010 "vào mùa" Nếu vẫn “tại anh tại ả”...
  • Mỹ có thể gán Trung Quốc vào danh sách “thao túng tiền tệ”
  • Bất ổn thị trường liên ngân hàng: Thanh tra là đủ?
  • IMF cảnh báo tình trạng nợ nần của các nước giàu
  • WB và IMF: Trung Quốc cần nâng giá nhân dân tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!