Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất huy động ngân hàng nào cao nhất?

Tính đến ngày 31/5, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn khác nhau.

Nếu so sánh đơn thuần theo biểu công bố, có hai ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất huy động VND cao hơn các thành viên khác ở nhiều kỳ hạn.

Tính đến ngày 31/5, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn khác nhau. Chỉ tính lãi suất niêm yết đơn thuần, không tính các chương trình cộng thưởng hay tặng tiền/vàng, mức cao nhất theo biểu công bố hiện nay là 11,99%/năm.

Mức cao nhất 11,99%/năm đó thuộc về Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), có ở các kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Đây cũng là mức được áp dụng ở kỳ hạn 36 tháng lãi suất thả nổi (sản phẩm chỉ có 1 kỳ hạn duy nhất) của Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), theo biểu vừa điều chỉnh ngày 28/5 vừa qua.

Một diễn biến đáng chú ý là từ ngày 1/6 này VRB bắt đầu phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đợt 2/2010, với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày. Lãi suất của chứng chỉ bằng VND đối với dân cư (mệnh giá tối thiểu là 200 triệu đồng) lại chỉ cùng chung một mức 11,5%/năm; trong khi đối với các tổ chức kinh tế (mệnh giá tối thiểu là 500 triệu đồng) có lãi suất cao hơn, ứng với các kỳ hạn trên là 11,5%, 11,6%, 11,7% và 11,8%/năm.

Nếu theo biểu lãi suất thông thường, VRB hiện là ngân hàng áp mức lãi suất cao nhất tại các kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Trong khi Western Bank có mức cao nhất ở kỳ hạn 36 tháng lãi suất thả nổi.

Western Bank cũng thành viên “sở hữu” mức lãi suất cao nhất ở khá nhiều kỳ hạn: 13, 18, 24 và 36 tháng (theo biểu lãi suất tiền gửi thông thường), cùng mức 11,8%/năm.

Tại các kỳ hạn 1 và 2 tháng, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) cũng có mức cao nhất, lần lượt là 11,7%/năm và 11,8%/năm. Còn lại, nhiều thành viên hiện chỉ áp từ 11% - 11,5%/năm ở hai kỳ hạn này. Tại kỳ hạn 5 tháng, mức cao nhất là 11,6%/năm, thuộc về Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank).

Riêng lãi suất không kỳ hạn, trong những năm gần đây và qua các đợt biến động lãi suất mạnh, các ngân hàng vẫn áp dụng và duy trì phổ biến ở mức 3,6%/năm, hay một số trường hợp chỉ áp mức 3%/năm. Tuy nhiên, hiện mức lãi suất ở kỳ hạn này đã lên đến 4,2%/năm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Nhưng mức cao nhất hiện nay lên đến 4,5%/năm, có tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) theo biểu áp dụng từ ngày 24/5 vừa qua, nhưng chỉ áp cho các khoản tiền gửi từ 80 triệu đồng trở lên; dưới mức tiền này là các cấp 3,9%, 3,6% và 3%/năm.

Những mức lãi suất cao nhất gắn với các ngân hàng cụ thể trên chỉ mang tính tương đối, bởi nhiều ngân hàng đang có các chính sách huy động khác nhau tại các địa bàn, hoặc theo các sản phẩm, thậm chí theo lứa tuổi hay giới tính, hay cả với riêng đối tượng khách hàng vừa… được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng từ các dự án…

Các mức lãi suất huy động VND cao tính đến ngày 31/5/2010 (đơn vị: %/năm)
Kỳ hạnNgân hàngLãi suất
KKHSCB, LienVietBank4,2 - 4,5*
1 thángVRB 11,7
2 thángVRB 11,8
3 thángVRB 11,99
5 thángKienLongBank, Nam A Bank, Ficombank 11,6
6 thángVRB 11,99
9 thángVRB 11,99
11 thángWestern Bank 11,8
12 thángVRB 11,99
13 thángWestern Bank 11,8
18 thángWestern Bank 11,8
24 thángWestern Bank 11,8
36 thángWestern Bank 11,8 - 11,99*

- (*) mức áp dụng theo điều kiện về lượng tiền gửi hoặc theo sản phẩm huy động riêng.
- Các mức lãi suất trên chưa bao gồm các chính sách cộng thưởng lãi suất, tặng tiền/vàng... (nếu có).

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Điểm nóng môi trường đầu tư
  • Trung Quốc hụt hơi trong chiến dịch “lấy lòng” Đông Nam Á
  • Ngân hàng ngoại “ngại” lộ trình tăng vốn
  • Sức ép lãi suất…
  • Dòng vốn đang đổ xô vào bất động sản?
  • Hy Lạp “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”
  • Thời gian khó của kinh doanh vàng
  • IMF: Dự trự ngoại tệ Việt nam giảm tương đương lượng nhập khẩu bảy tuần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!