Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất sẽ giảm

Cần tăng thêm cung tiền qua thị trường mở, hạ lãi suất vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước xuống còn 12%/năm để kéo lãi suất tiết kiệm và cho vay đi xuống.

Thị trường lãi suất đang có những tín hiệu cho thấy có thể hạ nhiệt. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm 2011, lãi suất phải vượt qua nhiều thách thức mới có thể giảm xuống như kỳ vọng.

Lắng dịu cơn khát vốn

Ngày 15-8, tình hình lãi suất huy động của các ngân hàng (NH) vẫn còn nhiều cách biệt. Tại một số NH bậc trung, lãi suất tiền gửi tiết kiệm dưới 100 triệu đồng từ 14%/năm trở xuống, còn số tiền gửi trên 100 triệu đồng lãi suất thực tế phổ biến khoảng 16%-16,5%/năm.

Trong khi đó, một NH khác ở TPHCM huy động tiền gửi VNĐ thực tế 17%/năm, áp dụng cho người gửi số tiền 300 triệu đồng trở lên. Tại nhiều NH, lãi suất  niêm yết loại kỳ hạn 1-3 tuần lại cao hơn lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng, điều này cho thấy các NH không dám huy động vốn lãi suất cao đối với loại kỳ hạn dài vì e ngại lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới.

Do đầu ra bị thắt chặt, nguồn vốn ra vào tương đối ổn định… nên cuộc đua huy động vốn của các NH đã bớt căng thẳng. Tại thời điểm này, lãi suất đầu vào đã giảm 1%-2% so với 3 tháng trước, kéo lãi suất đầu ra giảm theo. Số liệu của NH Nhà nước cho thấy tháng 7 - 2011, lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với sản xuất kinh doanh đã giảm 0,1% - 0,3%/năm; lãi suất cho vay trung bình ở mức 18,64%/năm. Bảy tháng đầu năm 2011, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,57%; riêng tháng 7-2011 lại giảm 0,19% so với tháng trước.

Mới đây, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình tuyên bố: Chính sách tiền tệ không phải thắt chặt mà là chặt chẽ để bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý… Trong tháng 8-2011, NH Nhà nước sẽ tung ra một loạt biện pháp kinh tế để từ tháng 9-2011, lãi suất cho vay lùi về  17% -19%/năm...

Nhiều yếu tố hỗ trợ

Giới phân tích cho rằng tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng đầu năm 2011 chỉ tăng khoảng 30% so với chỉ tiêu là 20%, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế tăng 3,57%, trong khi kế hoạch cả năm 2011 là 16%... Những yếu tố này đang tạo điều kiện thuận lợi cho lãi suất đi xuống. Việc tăng trưởng tín dụng, phương tiện thanh toán… đang ở mức thấp nhưng lạm phát vẫn cao cho thấy tín dụng và phương tiện thanh toán không phải là nguyên nhân chính làm gia tăng lạm phát.

Do đó, từ nay đến cuối năm 2011, “dư địa” cho tăng trưởng tín dụng và phương tiện thanh toán còn rất lớn, số lượng tiền bơm vào lưu thông sẽ nhiều hơn. Các NH sẽ dồi dào vốn nhưng nếu cho vay với lãi suất cao, khách hàng sẽ không vay, chẳng khác gì NH ôm vốn. Khi đó, lãi suất buộc phải đi xuống.

Những thách thức cần vượt qua

Trong khi đó, lãnh đạo nhiều NH cho biết không thể hạ thêm lãi suất nếu NH Nhà nước không có chính sách nới lỏng tiền tệ. Cụ thể, NH Nhà nước cần tăng thêm cung tiền qua thị trường mở (địa chỉ để các NH thương mại thế chấp các loại giấy tờ có giá vay vốn từ NH Nhà nước), đồng thời hạ lãi suất vay vốn từ NH Nhà nước đang ở mức 14%-15%/năm xuống còn 12%/năm mới kéo được lãi suất tiết kiệm đi xuống, từ đó giảm thêm lãi suất cho vay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hạ lãi suất đang đứng trước không ít thách thức. Đó là sự tăng giá của nhóm hàng lương thực, thực phẩm, giáo dục…, đặc biệt là tỉ giá hối đoái thường tăng vào thời điểm cuối năm, sẽ ảnh hưởng đến giá cả nhiều loại hàng hóa khác, có thể ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 17%.

Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học NH TPHCM, chính sách tiền tệ hiện không làm lạm phát tăng thêm. Điều này đòi hỏi các giải pháp về đầu tư, chi tiêu công, bình ổn giá… phát huy tác dụng triệt để; đặc biệt giá xăng dầu phải giảm theo thị trường quốc tế mới kiềm chế được lạm phát.

Về cung tiền, ông Dương cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng còn trên 12%, NH Nhà nước nên mạnh tay bơm thêm tiền để tín dụng tăng thêm 5%, sao cho lãi suất đầu vào thực tế luôn ở mức 14%; đồng thời nguồn vốn bơm thêm vào thị trường cần phân bố đúng địa chỉ, từ đó góp phần giảm lãi suất đầu ra.

(nld)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát từ góc nhìn cung tiền
  • Lãi vay giảm có... trọng điểm
  • Cần lành mạnh hoá và tuân thủ quy luật thị trường
  • Cứ khó khăn lại xin... giải cứu
  • Nhà thu nhập thấp: Giá cao làm sao đi vào đời sống?
  • Thông điệp đầu tiên cho tín dụng ngoại tệ
  • TS Đinh Thế Hiển: Tỷ giá cuối năm có thể lên đến 22.500 VND
  • Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn : Nguy nhiều hơn cơ !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!