Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất tiết kiệm kiểu ‘độc quyền’

Đường cong về lãi suất vừa được hình thành lại biến thành đường thẳng sau khi các nhà băng đồng loạt triển khai cam kết.

Sáng nay, hầu như toàn bộ các ngân hàng trong nước đã có biểu lãi suất tiết kiệm mới. Điểm thú vị nhất là lãi suất cho kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng của hầu hết các ngân hàng đều ở mức duy nhất 11% một năm. Tổng giám đốc của một ngân hàng thương mại cổ phần nói vui: “Bây giờ thì cả ông lớn lẫn ông nhỏ đều phải tuân theo một mức lãi suất ‘độc quyền’ là 11%, chẳng phân biệt mạnh yếu gì sất”.

Với mức lãi suất suất gần như duy nhất ở hầu hết các kỳ hạn tiết kiệm, về mặt bản chất, các kỳ hạn ngắn nhất sẽ có lãi suất thực cao nhất. Hệ quả là sự mất cân đối về kỳ hạn huy động của các ngân hàng vốn nghiêng về ngắn hạn giờ sẽ càng thêm trầm trọng, Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty quản lý quỹ tại Hà Nội nhận xét.

Trao đổi với phóng viên, bà Bùi Thị Mai – Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội cho biết, nỗ lực giảm lãi suất tiết kiệm xuống 11% có mục tiêu kế tiếp là giảm lãi suất cho vay. “Chỉ khi chúng tôi giảm được lãi suất đầu vào thì đầu ra mới có cơ hội giảm tiếp dù trong bối cảnh hiện nay điều đó là rất khó khăn”, bà Mai nói.

Trong khi đó, nguồn tin từ Hiệp hội Ngân hàng cho biết, hầu hết các ngân hàng đã thực hiện cam kết giảm lãi suất huy động và một số đã giảm lãi suất cho vay. Ngoài Vietcombank, ACB đã giảm cả huy động và cho vay, một nhà băng khác là Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) cũng vừa công bố hại lãi suất cho vay khá mạnh.

Theo đó, MHB giảm lãi suất cho vay tốt nhất đối với doanh nghiệp từ 16% xuống mức thấp nhất 11,5% đến 12,5% một năm; cho vay bất động sản từ 16% xuống 13% - 14%; cho vay thu mua lúa gạo còn 11,5% (trước đó là 12,5%).

Nguồn tin từ Hiệp hội Ngân hàng nhận xét, nguy cơ lạm phát đang tăng cao mà vẫn phải cân đối với mục tiêu hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì khó đòi hỏi có đường cong lãi suất. “Chỉ khi lạm phát được đẩy lùi, kinh tế khả quan hơn thì đường cong lãi suất mới có thể quay trở lại”, chuyên gia này phân tích.

Theo đánh giá của nhiều lãnh đạo ngân hàng, thị trường huy động vốn có thể sẽ xảy ra những xáo trộn nhất định sau khi mức lãi suất tiết kiệm trên thị trường “thu về một mối” là 11%. “Tuy nhiên, điểm tích cực là một số ngân hàng đã ‘nghiến răng’ hạ lãi suất cho vay để hợp sức thúc đẩy tăng trưởng. Đây là điều cần được xã hội ghi nhận”, vị chuyên gia của Hiệp hội ngân hàng nhận xét.

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp tư nhân đang chờ được tiếp sức
  • Ngành bảo hiểm đau đầu với bài toán nhân sự
  • Vì sao tín dụng “nóng” né tránh Việt Nam?
  • Vẫn nghe ngóng nhưng mạnh tay
  • Sân golf "ăn" đất nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguồn cung căn hộ dồi dào
  • Bán nhà phố, biệt thự thời khó khăn
  • Sức mua cạn kiệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!