Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát ở Trung Quốc: Nguyên nhân và giải pháp

 Lạm phát ở Trung Quốc giống như một cơn địa chấn: nhìn bề ngoài có vẻ bất ngờ, song thực tế lại là kết quả mang tính quy luật tích tụ nhiều năm.

Chuyên gia kinh tế Hàn Tiếu, tác giả cuốn "Tổng quan tình hình Trung Quốc", cho rằng tình trạng lạm phát ở Trung Quốc hiện nay xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do phát hành tiền tệ quá mức (siêu phát tiền tệ). Lạm phát khởi nguồn từ việc lượng phát hành tiền giấy nhiều hơn nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hóa, gây ra hiện tượng mất giá của đồng tiền. Tốc độ tăng trưởng của lượng cung tiền M2, vốn được coi là tiêu chuẩn cơ bản để đo mức tăng về sự giàu có của xã hội. Từ năm 2000 trở lại đây, khoảng cách giữa lượng tiền phát hành và GDP ở Trung Quốc mỗi năm lại được nới rộng thêm. Tính đến hết tháng 8/2010, quy mô M2 của Trung Quốc ước bằng 5,5 lần mức tương ứng của 10 năm trước. Hiện nay, khi M2 của Trung Quốc gần bước qua ngưỡng 70.000 tỷ NDT, thì GDP vẫn chưa đến 27.000 tỷ NDT, và như vậy lượng siêu phát tiền tệ ở Trung Quốc hiện nay là 43.000 tỷ NDT. Nếu đem tỷ trọng M2 trong GDP của Trung Quốc so với Mỹ sẽ thấy rằng về cơ bản, tỷ trọng M2 trong GDP của Mỹ không biến đổi nhiều trong vòng 20 năm qua, duy trì ở mức 60%, trong khi M2 của Trung Quốc lại tăng từ 65% vào năm 1986 lên mức 200% vào năm 2010. Tỷ lệ này của Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời kỳ tăng trưởng lâu dài cũng chỉ khoảng 100%. Điều đó có nghĩa là từ nay về sau, với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế liên tục, Trung Quốc khó có thể kiểm soát quy mô M2. Đây là nhân tố cơ bản nhất gây ra lạm phát lâu dài ở Trung Quốc.

Thứ hai là do sự gia tăng của giá tài sản. Nếu tốc độ tăng trưởng của M2 được coi là tiêu chuẩn cơ bản để đo mức tăng về sự giàu có của xã hội, thì ở Trung Quốc mức tăng của các loại tài sản vốn lại không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của M2. Ví dụ: Trong 10 năm qua ở Trung Quốc, vàng tăng 350%, xăng dầu tăng 200% và duy chỉ có mức tăng của bất động sản, loại tài sản vốn lớn nhất là vượt được mức tăng của M2. Trong 10 năm qua, mức tăng lũy kế của giá nhà ở Trung Quốc là 500%. Giá nhà hiện nay ở một số thành phố như Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu, Bắc Kinh còn tăng mạnh hơn, dao động ở mức từ 6-8 lần so với 10 năm trước. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có một số tài sản cận vốn như đồ cổ, bảo ngọc hay tác phẩm nghệ thuật quý giá cũng có mức tăng vượt mức tăng của M2, nhiều loại là trên 10 lần. Tuy nhiên, các loại tài sản cận vốn này tăng giá chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận nhỏ, còn sự leo thang của giá các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu lại trực tiếp đẩy giá sinh hoạt của những con người bình thường lên. Trong khi đó, giá sinh hoạt lại quyết định trực tiếp giá sức lao động, cho nên sự leo thang của giá các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu, đã trở thành nguyên nhân lớn thứ hai gây ra lạm phát ở Trung Quốc.

Thứ ba là tác động của sự thay đổi kết cấu sức lao động của Trung Quốc. Khác với lớp người đi trước, thế hệ lao động mới ở Trung Quốc hiện nay được đào tạo tốt hơn, có tham vọng lớn hơn và đòi hỏi nhiều hơn. Họ muốn được trả lương cao, xứng đáng với sức lao động bỏ ra, và đây chính là nguyên nhân gây ra làn sóng tăng lương hiện nay ở Trung Quốc mà nó cũng trở thành một tác nhân quan trọng thúc đẩy lạm phát tăng cao.

Theo chuyên gia kinh tế Hàn Tiếu, trong 3 nguyên nhân trên, việc giá tài sản và chi phí lao động tăng đều là giai đoạn tất yếu của sự phát triển từ thay đổi lượng tới thay đổi về chất của nền kinh tế Trung Quốc. Từ đó có thể thấy, từ nay về sau trong thời gian tương đối dài, kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và không thể sớm được giải quyết.

Do lạm phát hiện nay ở Trung Quốc xuất phát từ việc kết cấu kinh tế Trung Quốc thay đổi về chất, vì vậy không thể đơn thuần giải quyết bằng chính sách tiền tệ. Biện pháp đúng đắn nhất để đối phó với vấn đề lạm phát ở Trung Quốc là thông qua nâng cao hiệu quả lao động sản xuất và giá trị lao động mà người lao động tạo ra trong thời gian làm việc, từ đó cải thiện thu nhập của người lao động một cách thực sự. Lịch sử cho thấy sở dĩ các nước phương Tây xử lý thành công vấn đề kinh tế đình trệ do lạm phát ở thế kỷ trước là do họ đã khích lệ doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất và phương pháp này cũng phù hợp với Trung Quốc hiện nay.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cuộc đua lãi suất chưa có điểm dừng
  • IMF: Dự trữ ngoại hối Việt Nam còn thấp
  • Người dân đổ xô đi gửi tiết kiệm ngắn hạn
  • CG: Liệu lạm phát có tiếp tục leo thang?
  • Tín dụng vừa vặn mục tiêu
  • Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ cán đích, người hụt hơi!
  • Ai là chủ nhân của khu đất nghìn tỷ?
  • Cái giá của thông tin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!