Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng vừa vặn mục tiêu

Ổn định trong suốt một thời gian dài và chỉ chứng kiến những điều chỉnh nóng trong khoảng một tháng gần đây, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND lên cao trong bối cảnh lạm phát tăng cao chắc chắn sẽ tác động lớn đến khả năng cho vay của ngân hàng, quyết định vay vốn của khách hàng cũng như làm giảm lượng tín dụng vào một số nhóm khách hàng.

Thắt chặt do lạm phát


Lãi suất cho vay tăng quá cao chỉ trong một thời gian ngắn, chạm đỉnh 21%/năm, đang là rào cản lớn nhất tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng trong thời điểm hiện nay, đặc biệt đối với những nhóm khách hàng thuộc diện bị hạn chế cho vay hay không khuyến khích cho vay.

Tăng trưởng tín dụng theo đó cũng sẽ chững lại ở một số nhóm khách hàng. Song điều này lại không nằm ngoài mục tiêu của các điều chỉnh chính sách mà NHNN mới ban hành áp dụng từ đầu tháng 11 đến nay. Ngoài việc nâng một loạt các mức lãi suất VND thêm 1%/năm, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản VND từ 8%/năm lên 9%/năm là chỉ dấu quan trọng nhất mà NHNN đưa ra khiến lãi suất huy động và cho vay VND trên thị trường leo thang trong thời gian qua.

Quyết định điều chỉnh tăng lãi suất trên đây, theo Thống đốc NHNN  - ông Nguyễn Văn Giàu, được đưa ra trước các dấu hiệu lạm phát tăng cao trong ba tháng gần đây. Dù rằng lạm phát - theo như người đứng đầu NHNN, thực tế biến động khá phức tạp từ đầu năm đến nay: Tăng cao trong 2 tháng đầu năm, ổn định từ tháng 3 đến tháng 8 và tăng trở lại trong ba tháng gần đây. Con số thống kê mới nhất được đưa ra là tính đến cuối tháng 11.2010, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước có mức tăng tới 9,58% so với tháng 12.2009. CPI vượt 2 con số cho cả năm 2010 theo đó là dự báo khó tránh khỏi. Chính trong bối cảnh này, quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản VND kéo theo những điều chỉnh mạnh lãi suất trên thị trường nhận được nhiều ủng hộ, như là giải pháp hữu hiệu để có thể ngăn chặn lạm phát tăng cao cũng như sự giảm giá VND.

Nhẹ tay với nhóm ưu tiên

Song hành với quyết định tăng lãi suất của NHNN, sự “đồng thuận” trong việc ấn định lãi suất thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua Hiệp hội Ngân hàng VN (VNBA) nhanh chóng hình thành một mặt bằng lãi suất cho vay cho 3 nhóm khách hàng riêng biệt. Số liệu đến cuối tháng 11.2010 cho thấy, nhóm khách hàng nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu hiện được hưởng lãi vay thấp nhất 12-13%/năm, thấp hơn nhóm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17%/năm trong khi các lĩnh vực phi sản xuất phải vay vốn tới 18-20%/năm, thậm chí còn cao hơn nữa khi khách hàng vay vốn tiêu dùng ngắn hạn. Mặt bằng này không nằm ngoài dự báo khi cùng lúc với điều chỉnh tăng lãi suất, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng vẫn mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Và trong yêu cầu này, nhóm nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu cũng như DN nhỏ-vừa được kêu gọi tập trung cho vay vốn trong khi nhom vay lĩnh vực phi sản xuất tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ.

Bị kiểm soát chặt chẽ và bị áp lãi suất vay cao nhất trên thị trường, tín dụng đổ vào nhóm vay lĩnh vực phi sản xuất chắc chắn sẽ giảm mạnh trong hai tháng cuối năm. Song điều này dường như không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng chung so với mục tiêu được đưa ra cho cả năm. Số liệu chính thức được lãnh đạo NHNN công bố ngày 7.12 cho thấy, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ước cho cả năm nay sẽ đạt mức tăng khoảng 25-27%, cao hơn cả mục tiêu 25% được đưa ra từ đầu năm nay. Những kết quả tích cực này, được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đưa ra ngày 7.12, có được nhờ các nhóm giải pháp trong đó bao gồm các điều chỉnh linh hoạt và kịp thời trên đây. Trong lúc diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường được đông đảo dư luận quan tâm, theo đánh giá của người đứng đầu NHNN, đang phản ánh quan hệ cung cầu thị trường. Giữ và đạt 25-27%, tăng trưởng tín dụng năm 2010 trước mắt là mục tiêu đạt được ở con số chung. Chênh lệch giữa tín dụng ngoại tệ với tín dụng VND hay sự lệch pha giữa huy động và cho vay lại cần được nhìn nhận dưới góc độ khác.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ cán đích, người hụt hơi!
  • Ai là chủ nhân của khu đất nghìn tỷ?
  • Cái giá của thông tin
  • Lãi tăng, ngân hàng “đóng sổ”?
  • Khi chủ đầu tư công trình bắt tay với giới đầu cơ
  • Lợi ích của đồng “đô” yếu: Lý thuyết và thực tế
  • Nghịch lý của sự tăng trưởng
  • Bất động sản Hà Nội: "Gặt hái" thêm 10-20 năm nữa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!