Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lợi nhuận giảm vì tỷ giá

Rủi ro tỷ giá khiến một số doanh nghiệp bị hao hụt khoảng 20% -  30% lợi nhuận. Khi doanh nghiệp điêu đứng, mọi thua thiệt đổ lên đầu người tiêu dùng.  

Nhiều công ty đã “khóc đứng khóc ngồi” với các hợp đồng thanh toán bằng USD sau khi tỷ giá USD điều chỉnh.

Thâm hụt cả quỹ dự phòng

Công ty TNHH dịch vụ thương mại Gia Phan (quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, chỉ với ba hợp đồng thanh toán hàng nhập từ Đức, họ đã lỗ đến 1,8 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá. “Chúng tôi chỉ hoạch toán rủi ro tỷ giá khoảng 0,5%. Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá đến 2,1%, nên chúng tôi bị lỗ quá lớn”, ông Nguyễn Mạnh Hà, giám đốc công ty này cho biết.

Việc bị lỗ do rủi ro tỷ giá đã kéo lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 sau kiểm toán của công ty này giảm gần 7 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với cùng thời điểm năm 2009. Nhưng từ tháng 6 đến nay, công ty vẫn tiếp tục bị “oanh tạc” bởi rủi ro tỷ giá. Ông Hà dự đoán, phải dùng hết số tiền trong quỹ dự phòng tài chính (10 tỷ đồng) để bù đắp nhằm kéo lại lợi nhuận 6 tháng cuối năm.

Tình hình thâm hụt tài chính do rủi ro tỷ giá đang đeo bám nhiều công ty. Theo Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, “chốt sổ” năm 2009, chênh lệch tỷ giá đã khiến công ty lỗ gần 60 triệu đồng và đến tháng 7/2010, lỗ thêm khoảng 12 tỷ đồng. Đơn vị này đã  phải hy sinh toàn bộ số dư quỹ dự phòng tài chính, để bù đắp cho khoản rủi ro tỷ giá.

Còn Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Vipco thì cho rằng, năm 2010 là năm bão tỷ giá đối với nhiều doanh nghiệp (DN). DN này  phải trích 10 tỷ đồng trong lợi nhuận để lập dự phòng chênh lệch tỷ giá. Lợi nhuận của đơn vị này vì thế giảm khoảng 27% so cùng thời điểm.

Tránh USD “hóa”


Để tránh thiệt hại lớn về lợi nhuận, các DN đã tăng giá hàng hóa. “USD tăng thì chúng tôi phải tăng giá thành sản phẩm. Nhưng nói thật, tăng giá thì người mua hàng sẽ ít đi. Hàng không bán chạy thì lợi nhuận giảm”, ông Hà chia sẻ. Hiện hầu hết DN đều chọn biện pháp nâng giá. “Giá Gas, đường, sữa, sắt thép… tăng đợt vừa qua, đều là giải pháp để DN cứu vớt lợi nhuận”, tiến sĩ Lê Thẩm Dương,  ĐH Ngân hàng TP HCM, nói.

Nâng giá chỉ là giải pháp bất đắc dĩ, tạm thời, vì không cứu được lợi nhuận. DN phải biết chọn giải pháp để không bị “chết theo tỷ giá”. Như chốt giá vào thời điểm ký hợp đồng, đa dạng hóa ngoại tệ, không nên “USD hóa”, cân đối trạng thái ngoại tệ giữa bên nợ và bên có... để không rơi vào tình cảnh “khóc dở cười dở” với tỷ giá. Còn thực tế, Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các công cụ phát sinh.

Nhưng việc tăng giá các mặt hàng theo tỷ giá USD không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà ảnh hưởng đến các chính sách vĩ mô. “Tỷ lệ nội địa hóa của chúng ta thấp. Nói nâng tỷ giá là khuyến khích xuất, nhưng chỉ lô hàng đầu tiên  xuất có lợi, vì xuất nhiều thì phải nhập nhiều. Khi nhập nhiều thì phải đẩy giá bán lên. Đó là nguyên nhân vì sao hai tháng trở lại đây xuất vẫn giảm. Việc nâng giá USD lên 19.500 đồng/USD vì thế chỉ chủ động trong ngắn hạn”, ông Lê Thẩm Dương phân tích.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Phá ranh giới” tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm
  • “Nếu tái suy thoái, hãy chọn USD”
  • “Bắt mạch” ngân hàng
  • Minh bạch thông tin để có thể vay vốn
  • Sắp có cuộc đua tăng vốn ngân hàng ở cấp độ toàn cầu
  • Căn hộ bán chạy vì… sợ
  • Vàng sẽ vượt mốc 30 triệu đồng/lượng
  • Khúc mắc việc cung ứng ngoại tệ tại ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!