Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Minh bạch thông tin để có thể vay vốn

Doanh nghiệp TP.HCM thường phải huy động vốn qua kênh phi chính thức. Ảnh: Đ.T
Để tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức, trước hết, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải minh bạch hoá thông tin về tài chính.
 
Phát biểu tại Hội thảo Giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được tổ chức tại TP.HCM, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 99,2% trong tổng số 209.000 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Những doanh nghiệp này phần lớn hoạt động ở quy mô gia đình, chưa có chiến lược kinh doanh bài bản và thiếu minh bạch về tài chính, nên thường phải huy động vốn qua những kênh phi chính thức.

Ông Minh cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức cung ứng vốn để chủ động công bố và minh bạch hóa thông tin. Đây là một nhân tố quan trọng để có được niềm tin của nhà đầu tư, các tổ chức có khả năng cung ứng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham gia có hiệu quả vào hoạt động của các hiệp hội, nhằm cải thiện mối liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc với ngân hàng, với các tổ chức cung ứng vốn.

Theo ông Huỳnh Văn Minh, TP.HCM hiện có khá nhiều quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, như Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Giảm thiểu ô nhiễm..., với điều kiện cho vay khá ưu đãi, như không đòi hỏi tài sản thế chấp, lãi suất thấp.

Trả lời thắc mắc của đại diện Hội Doanh nghiệp Bình Chánh về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn của Quỹ Bảo lãnh tín dụng TP.HCM, ông Huỳnh Trần Bửu Long, Phó giám đốc Quỹ lý giải rằng, hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều sổ sách kế toán và nhiều nguồn tài chính không rõ ràng. Đặc biệt, mặc dù làm ăn có lãi và không ngừng mở rộng sản xuất, nhưng doanh nghiệp liên tục báo cáo lỗ với cơ quan thuế, do vậy, Quỹ Bảo lãnh tín dụng không thể thu xếp vốn, vì khả năng tài chính của doanh nghiệp không đảm bảo. “Doanh nghiệp cần nhận thức việc xây dựng thương hiệu không chỉ với khách hàng, mà còn đối với các tổ chức tín dụng”, ông Bửu Long nhấn mạnh.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Bửu Long cho biết, từ khi đi vào hoạt động, Quỹ Bảo lãnh tín dụng TP.HCM đã thực hiện tư vấn và bảo lãnh tín dụng cho gần 200 doanh nghiệp vay vốn đầu tư các dự án, vốn lưu động phục vụ sản xuất - kinh doanh, với số tiền bảo lãnh tín dụng tương đương 370 tỷ đồng.

Ông Bửu Long cho biết, điều kiện để được bảo lãnh là doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi và khả năng hoàn trả vốn vay. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có vốn đối ứng 10% trong tổng vốn đầu tư và không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức khác. Phí bảo lãnh tín dụng là 0,5%/năm trên số tiền được bảo lãnh, ngoài ra không có khoản phí nào khác.

Ông Vũ Công Hòa, đại diện Hợp tác xã Phương Nam nêu khó khăn: “Hiện tại, Hợp tác xã đã hoàn thành 70% dự án dây chuyền xử lý chất thải rắn, nhưng ngân hàng không cho vay để làm tiếp, vì không có tài sản thế chấp”.

Trường hợp này, theo ông Khuất Vĩnh Long, Trưởng phòng Quản lý công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), có thể tìm nguồn vốn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ TP.HCM. Mục đích của quỹ này là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp muốn phát triển khoa học - công nghệ ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Ông Khuất Vĩnh Long cho biết thêm, trong 3 năm hoạt động, có 20 doanh nghiệp đến tìm hiểu và chỉ có 12 dự án được tư vấn, trong đó 4 dự án đã được vay vốn và 4 dự án đang được xét duyệt. Lý do ít doanh nghiệp tiếp cận quỹ này là do doanh nghiệp còn thiếu thông tin, đồng thời còn ngại về thủ tục, vì đây là quỹ của Nhà nước, nên thời gian từ khi nộp đơn đến lúc được xét duyệt khá lâu.

Tại Hội thảo, Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu (Cần Giuộc - Long An) đã giới thiệu mô hình hỗ trợ tài chính của KCN cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông Trần Tấn Sĩ, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị KCN Long Hậu, doanh nghiệp thiếu vốn, nhưng có kế hoạch kinh doanh khả thi và mô hình quản trị tốt sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện của KCN khi thuê nhà xưởng, vay vốn trả chậm, với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và tổ chức tín dụng của Long Hậu.

(Theo Quang Duy // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sắp có cuộc đua tăng vốn ngân hàng ở cấp độ toàn cầu
  • Căn hộ bán chạy vì… sợ
  • Vàng sẽ vượt mốc 30 triệu đồng/lượng
  • Khúc mắc việc cung ứng ngoại tệ tại ngân hàng
  • Nhà đầu tư “tẩy chay” cổ phiếu thưởng
  • Luật tài chính mới của Mỹ và ảnh hưởng khổng lồ của Timothy Geithner
  • Goldman Sachs: Dòng vốn kỷ lục đổ vào các thị trường mới nổi
  • Bất động sản Hà Nội: Nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!