Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Phá ranh giới” tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Hiện nay, nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh tế thành lập các công ty bảo hiểm và thực hiện kinh doanh bảo hiểm trong nội bộ doanh nghiệp.

Cùng với những khó khăn về kinh tế thì việc ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời, đặc biệt là các công ty bảo hiểm thuộc các tập đoàn, tổng công ty, đang là mối lo ngại lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong khối phi nhân thọ. Bởi các dịch vụ vốn đang được các công ty bảo hiểm ngoài ngành tham gia sẽ được chuyển về cho công ty bảo hiểm thuộc ngành. Dù có đủ năng lực tham gia thì việc cạnh tranh để có được những hợp đồng bảo hiểm này cũng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những lo ngại này của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tới đây có thể sẽ được gỡ bỏ bởi những quy định mới trong dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp Quốc hội tới.

Tại buổi lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây, đại diện một số bộ, ngành và ủy ban trong Quốc hội đã bày tỏ quan điểm phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị phải bổ sung các quy định về việc hình thành cũng như hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm của các tập đoàn kinh tế để đảm bảo lành mạnh tài chính doanh nghiệp. Bởi thực tế hiện nay, nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh tế thành lập các công ty bảo hiểm và thực hiện kinh doanh bảo hiểm trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này đã làm giảm đi tính cạnh tranh hoặc dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Đặc biệt, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tập đoàn, không bảo đảm lành mạnh trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nếu vẫn tiếp tục cho phép các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành lập hoặc tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm để thực hiện bảo hiểm cho các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty thì mục đích chính của bảo hiểm là phân tán rủi ro khó có thể đạt được.

Đồng quan điểm này, đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp của một số tập đoàn, tổng công ty chỉ khép kín trong ngành dẫn đến thị trường bảo hiểm bị chia cắt và không đảm bảo sự lành mạnh. Vì thế, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm phải được sửa đổi theo hướng cho đấu thầu sản phẩm bảo hiểm… Như vậy, với quy định mới, tất cả các tập đoàn, tổng công ty dù mua sản bảo hiểm đặc thù cũng phải tổ chức đấu thầu công khai rộng rãi. Tất cả các công ty bảo hiểm, không phân biệt sở hữu, loại hình, nếu trúng thầu cũng sẽ được cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Ngoài ra, cũng cần phải bổ sung các quy định về việc hình thành cũng như hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm của các tập đoàn kinh tế để đảm bảo lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Thậm chí, có ý kiến còn đề nghị, trong thời gian doanh nghiệp chưa thoái hết vốn tại các công ty bảo hiểm thì cần phải có quy định không cho phép công ty bảo hiểm được bán sản phẩm cho công ty mẹ hoặc các thành viên cùng tập đoàn, tổng công ty.

Theo đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Dự án luật cũng cần có quy định để "phá ranh giới" do các doanh nghiệp bảo hiểm của các tập đoàn, tổng công ty dựng nên, tạo "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo cấp cao một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho biết,  quy tắc chung của sản phẩm bảo hiểm của các công ty cơ bản là giống nhau. Các công ty có thể thêm/bớt điều kiện, quyền lợi bảo hiểm để tăng độ hấp dẫn với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Có thể đặt tên khác nhau để tạo thương hiệu. Không thể nói sản phẩm bảo hiểm năng lượng là thế mạnh của PVI, hay bảo hiểm trong các lĩnh vực khoáng sản là độc quyền của công ty bảo hiểm thuộc ngành này. Nhiều công ty khác trong nước cũng  có thể cung cấp sản phẩm này. Tuy nhiên, vì PVI có lợi thế quan hệ với nhóm khách hàng về dầu khí hơn các công ty khác và ngành dầu khí chưa tạo cơ hội cho các công ty bảo hiểm khác vào cuộc.

"Nếu các khách hàng đang là độc quyền của một số công ty (ngành dầu khí của PVI, VNPT của PTI, Vietnam Airlines của VNI, ngành than của SVIC, quân đội của MIC...) thực sự muốn có sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ thì nhiều công ty bảo hiểm trong nước vẫn đủ khả năng cung cấp được các dịch vụ này", vị lãnh đạo trên chia sẻ.

(Đầu tư chứng khoán Điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận giảm vì tỷ giá
  • “Nếu tái suy thoái, hãy chọn USD”
  • “Bắt mạch” ngân hàng
  • Minh bạch thông tin để có thể vay vốn
  • Sắp có cuộc đua tăng vốn ngân hàng ở cấp độ toàn cầu
  • Căn hộ bán chạy vì… sợ
  • Vàng sẽ vượt mốc 30 triệu đồng/lượng
  • Khúc mắc việc cung ứng ngoại tệ tại ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!