Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2008, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp giảm chưa từng có

Số lượng những vụ mua bán sáp nhập bị ngưng lại có tổng giá trị là 911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị của 870 vụ mua bán sáp nhập bị hủy là 1.160 tỷ USD.
 
Tổng giá trị các thương vụ trong lĩnh vực M&A trên toàn cầu ước đạt 2,89 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Số lượng những vụ mua bán và sáp nhập bị hủy trong năm 2008 cao chưa từng có, vì thế những ngân hàng đầu tư không thu được nhiều tiền phí như trước.
 
Tổng số lượng những vụ mua bán và sáp nhập tính từ đầu năm 2008 cho đến nay là 3.280, thấp hơn 28% so với năm 2007 bởi tình hình tài chính khó khăn, việc đánh giá giá trị của các công ty biến động mạnh và rủi ro tăng cao.
 
Số lượng những vụ mua bán sáp nhập bị ngưng lại có tổng giá trị là 911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị của 870 vụ mua bán sáp nhập bị hủy là 1.160 tỷ USD.
 
JP Morgan Chase đứng đầu trong việc tư vấn cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Tổng số thương vụ hãng đã tiến hành là 348 và có tổng giá trị 814,5 tỷ USD. Goldman Sachs đứng thứ 2 với 291 vụ, tổng giá trị 752,2 tỷ USD. Citigroup đứng thứ 3 với 286 vụ với tổng giá trị 666,7 tỷ USD.
 
Việc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp giảm khiến nguồn thu của các ngân hàng đầu tư giảm 20 tỷ USD, thấp hơn so với 28,1 tỷ USD năm 2007.
 
Ông William Vereker, đồng chủ tịch bộ phận đầu tư ngân hàng tại Nomura – tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật, nhận xét triển vọng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp năm 2009 sẽ tệ hại nhất trong nhiều năm, nguyên nhân chính là do lợi nhuận suy giảm, tín dụng khan hiếm, lòng tin giảm và biến động thị trường mạnh.
 
Năm 2009, những vụ mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính sẽ tăng bởi nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm tăng vốn cũng như tái cơ cấu tài sản.
 
Số lượng những vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2008 có tổng giá trị 636,6 tỷ USD, trong đó có vụ Bank of America mua lại Merrill Lynch với 44 tỷ USD, Lloyds TSB’s thâu tóm HBOS với giá 29,3 tỷ USD.
 

(Theo Vinanet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2009 Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 9,5 - 10%
  • Lạm phát sẽ xuống mức một con số vào cuối 2009
  • Giã từ “vũ khí”
  • "Siêu tổng công ty" phình thêm vốn
  • Việt Nam có cần ngân hàng nhỏ?
  • Kích cầu kinh tế bằng xây nhà ở xã hội: Làm sao tránh “đầu voi đuôi chuột”?
  • Năm 2009: Nguồn thu từ dầu thô sẽ giảm
  • Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!