Bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ cuộc Ðại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933, mang tính thể chế và cơ cấu sâu sắc, suy thoái kinh tế có chiều hướng chuyển thành khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và nó đang và sẽ tác động mạnh mẽ, lâu dài đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (Subprime) hay còn gọi là tín dụng thế chấp rủi ro cao đối với thị trường bất động sản và việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, "đồng USD rẻ" duy trì trong thời gian dài của chính quyền Mỹ, trong khi thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của chính phủ, đã dẫn đến sự hình thành "siêu bong bóng" tài chính và bất động sản. Sự phát triển của nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tư, khiến thị trường tín dụng phục vụ cho thị trường bất động sản trở thành sân chơi cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, quá trình này đã tích tụ, dẫn đến châm ngòi nổ cho sự đổ vỡ đối với thị trường tín dụng nhà đất, sau đó lan dây chuyền sang hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ. Chính việc phá sản của các tập đoàn như Fannie Mae và Freddie Mac và các ngân hàng lớn như Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ) và gần đây là City Bank Group đã cho thấy rõ điều đó. Hiện nay gần 1.200 ngân hàng Mỹ nộp đơn xin trợ cấp từ Chương trình hỗ trợ của chính phủ để tránh lâm vào khủng hoảng.
Khác với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998, là khủng hoảng cơ cấu mang tính chất khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính lần này mức độ trầm trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà đã lan sang các ngành sản xuất, dịch vụ và tác động ở quy mô toàn cầu, thời gian có khả năng kéo dài hơn, do vậy việc khắc phục hậu quả sẽ khó khăn hơn.
Tình trạng khó khăn, đổ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã lan sang các ngành sản xuất kinh doanh như công nghiệp ô-tô, xây dựng... Ba tập đoàn sản xuất ô-tô hàng đầu, trụ cột của kinh tế Mỹ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC đang đề nghị chính phủ cứu trợ để khỏi lâm vào phá sản.
Kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh khoảng âm 0,3% trong quý III năm 2008. Mức chi tiêu của người tiêu dùng, vốn đóng góp tới hai phần ba vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1980. Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khóa 2008 tăng mạnh tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong tài khóa năm 2007, chủ yếu do chi phí quốc phòng tăng mạnh, nhất là phục vụ cho hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa năm 2009 có thể lên tới 1.000 tỷ USD. Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của nước này lên đến 6,5% cao nhất trong 14 năm qua. Theo dự báo, kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên 8%, trong khi các khoản tiền dự trữ và giá trị bất động sản giảm mạnh, chỉ số lòng tin của người dân Mỹ giảm xuống tới mức kỷ lục. Ðiều này càng làm cho nền kinh tế số một thế giới lâm vào thời kỳ suy thoái trầm trọng hơn.
Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, chính quyền G.Bush đã đưa ra Chương trình cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua sau nhiều lần sửa đổi. Bộ Tài chính Mỹ dự định bán trái phiếu trị giá tổng cộng 55 tỷ USD, bao gồm các trái phiếu có thời hạn phát hành ba năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiền ồ ạt của các ngân hàng. Trước mắt cần thông qua gói trợ cứu mới 61 tỷ USD giải ngân cho chương trình bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện điều kiện sống cho người nghèo. Ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng nhưng cho đến lúc này, nội bộ nước Mỹ vẫn chưa thống nhất về cách thức sử dụng khoản tiền cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD. Trong khi chính quyền Tổng thống G.Bush muốn cứu trợ cho các ngân hàng, thì Quốc hội muốn cứu các gia đình khỏi bị tịch biên nhà, Tổng thống đắc cử B.Obama lại muốn trước hết cứu ngành công nghiệp ô-tô đứng trước bờ vực phá sản với khoản cứu trợ trị giá 25 tỷ USD. Chính phủ Mỹ đã vạch ra hướng cải thiện hệ thống quản lý ngân hàng, chống lại sự thiếu minh bạch trong thị trường tài chính và cải thiện những nguyên tắc tài chính, đề xuất việc thành lập một đoàn giám sát để theo dõi 30 ngân hàng lớn nhất và một hệ thống cảnh báo sớm.
Theo các chuyên gia kinh tế, nước Mỹ cần gói cứu trợ bổ sung khoảng 2.000 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang suy sụp và tạo thêm 2,5 triệu việc làm vào năm 2010.
Không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới như EU, Nhật Bản, "cơn bão tài chính" toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ ngày 15-9 vừa qua đang tràn qua các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga, Ấn Ðộ, Brazil... những nơi được dự đoán là ít chịu tác động nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới. trong đó có Việt Nam.
Suy thoái kinh tế toàn cầu biểu hiện rõ sau khi các trung tâm kinh tế lớn nhất như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cùng lần lượt rơi vào suy thoái khủng hoảng. Tiếp theo Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản đã chính thức công bố lâm vào suy thoái kinh tế ngày 18-11 sau khi tăng trưởng âm liên tiếp trong hai quý II và III năm nay. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001 kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái.
Trước đó, Khu vực đồng tiền chung euro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ khi hình thành năm 1999. Theo số liệu thống kê cho thấy GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đã tăng trưởng âm liên tiếp trong quý II và quý III. Ðặc biệt trầm trọng đối với những nền kinh tế lớn trong khối như Ðức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ ba thế giới chính thức rơi vào cuộc suy thoái lớn nhất trong vòng 12 năm qua, kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái, theo dự báo năm 2009 sẽ chịu mức sút giảm mạnh nhất kể từ gần hai thập niên qua, số người thất nghiệp có thể lên tới ba triệu người vào năm 2010. Số liệu thống kê của Italia cho biết nền kinh tế nước này cũng đang rơi vào suy thoái, đây là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1992.
Dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vốn được coi là một động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sau nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý III vừa qua. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ tăng 7,5% trong năm 2008, mức thấp nhất trong vòng 19 năm qua. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng từ 16% tháng 6 xuống còn 8,2% tháng 10, thấp nhất trong bảy năm qua. Xuất khẩu suy giảm do khủng hoảng tài chính, theo dự báo sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, kéo theo sự sụt giảm nhiều ngành sản xuất khác và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh, chính phủ đã phải chi 58 tỷ USD giữ giá đồng tiền này. Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm dứt. Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, xuống dưới 50 USD/thùng - đây là mức thấp nhất trong bốn năm qua. Nga đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Dự định chi khoảng 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính và ngân hàng, các ngành kinh tế then chốt cũng như cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hầu hết các nền kinh tế lớn ở Ðông - Nam Á đều định hướng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Do vậy, dù ở mức độ khác nhau các nước trong khu vực Ðông - Nam Á dễ bị tác động của xu hướng giảm sút thương mại và đầu tư trên thế giới hiện nay. Trước mắt, lĩnh vực xuất khẩu, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ khu vực đang chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên ở Ðông - Nam Á rơi vào suy thoái trong năm 2008, ba lĩnh vực trụ cột của kinh tế nước này là: xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính ngân hàng và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 3%. Chính phủ đã phải tạm thời đình chỉ kế hoạch từng bước tăng giá đồng nội tệ SGD. Các biện pháp kích thích cả gói có thể làm cho thâm hụt ngân sách năm 2008 tăng lên gấp ba lần. Hàn Quốc và Thái-lan đã có biểu hiện của suy thoái kinh tế, trong bối cảnh đó Pakistan là nước châu Á đầu tiên kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế trợ giúp 6,5 tỷ USD.
Có thể nói, đây là sự khủng hoảng dẫn tới phá sản của mô hình chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường tự do mới mà định hướng chủ yếu là đẩy mạnh hoạt động của thị trường tự do, khuyến khích tư nhân hóa và hạn chế sự can thiệp kiểm soát của nhà nước.
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã đánh dấu sự sụp đổ của tư tưởng tự do kinh tế, lý thuyết kinh tế tự điều chỉnh với "bàn tay vô hình" là thị trường bị thất bại dẫn đến sự ra đời của lý thuyết kinh tế "chủ nghĩa tư bản có điều tiết" của John Maynard Keynes ra đời năm 1936, chủ trương nhà nước can thiệp, điều tiết nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1974 - 1975, với những căn bệnh trầm trọng của chủ nghĩa tư bản như lạm phát gắn với suy thoái, khủng hoảng cơ cấu đã làm cho học thuyết của J.Keynes rơi vào khủng hoảng.
Suốt trong thời gian dài từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, lý thuyết chi phối sự vận hành của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế thị trường tự do mới của Ronald Reagan và Magaret Thatcher. Cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến ông Greenspan sau hơn 18 năm làm chủ tịch Cục Dự trữ LB Mỹ (FED), một người vốn tin tưởng tuyệt đối vào điều tiết của thị trường tự do, đã thừa nhận sự thất bại của mô hình chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường tự do mới. Ông đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét ban hành các quy định quản lý kinh tế chặt chẽ hơn, để các định chế tài chính không thể mạo hiểm bỏ vốn vào các khoản đầu tư rủi ro, sau đó chính phủ lại phải đứng ra cứu trợ, thiếu sự kiểm soát của nhà nước trong hoạt động của thị trường tài chính sẽ tiềm ẩn nguy cơ và dẫn đến khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng này đặt yêu cầu phải cơ cấu lại nền kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, cải tổ lại hoạt động của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từ cấu trúc đến phương thức vận hành phù hợp với hoàn cảnh mới.
Việc cải cách hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế ngày một cấp thiết, trên thực tế, quy tắc vận hành của hệ thống tài chính quốc tế từ trước tới nay đều do các nước phát triển đặt ra, thiếu tính dân chủ và xem nhẹ quyền lợi của các nước đang phát triển. Rõ ràng hệ thống tiền tệ với đồng USD là chủ đạo hiện nay ngày càng cho thấy tính bất ổn của nó, dễ dẫn đến sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Vì thế, cần phải xác lập một mô hình tài chính mới thay thế mô hình cũ hình thành từ Hội nghị Bretton Woods năm 1944 nay đã không còn phù hợp. "Cần thiết phải xây dựng cơ chế tài chính toàn cầu một cách cởi mở, công bằng, hiệu quả và hợp pháp" - Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đề nghị.
Cuộc khủng hoảng này đánh dấu sự suy yếu vị thế kinh tế - tài chính của Mỹ, cùng với những khó khăn và thách thức khác đang làm giảm vị thế và hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế, điều này đẩy nhanh sự chuyển dịch kinh tế thế giới sang một hệ thống đa cực hơn, thúc đẩy xu hướng dần hình thành thế giới đa cực trong thời gian tới.
So sánh lực lượng giữa các nước lớn, giữa các trung tâm kinh tế và chính trị thế giới tiếp tục thay đổi sâu sắc. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nền kinh tế đang phát triển, trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc, Nga, Ấn Ðộ, Brazil tạo thành nhóm "tứ cường" BRIC thể hiện sự thay đổi sâu sắc trong cục diện kinh tế toàn cầu. Trong nhóm đó phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, sau 30 năm thực hiện chính sách cải cách mở cửa, năm 2007 lần đầu tiên đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng toàn cầu đã vượt Mỹ tính theo giá thị trường (17% so với 14%), nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 thế giới, với dự trữ ngoại tệ 1.900 tỷ USD. Xu thế chuyển dịch của kinh tế thế giới sẽ tiến đến nền kinh tế đa cực trong đó các nền kinh tế lớn vừa hợp tác, vừa kiềm chế và cạnh tranh quyết liệt với nhau hơn.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khẳng định cần điều chỉnh lại chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu. Tổng thống Mỹ G.Bush thừa nhận rằng "cuộc khủng hoảng hiện thời sẽ thúc đẩy chúng ta xây dựng lại nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta cần tìm ra thế cân bằng giữa nhà nước và thị trường". Không phải ngẫu nhiên mà bộ "Tư bản" của Kark Mark được tái bản và bán chạy tại nhiều nước phương Tây. Ðiều Mark khẳng định trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng trở nên sâu sắc đó là "Sản xuất đã trở thành một hành vi xã hội, trao đổi và cùng với trao đổi là sự chiếm hữu, vẫn là những hành vi cá nhân, hành vi của những người riêng biệt". Ðó là mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Từ mâu thuẫn này nảy sinh ra tất cả những mâu thuẫn trong đó xã hội tư bản vận động, tình trạng vô chính phủ, hậu quả của xu hướng phát triển quá nhanh của hệ thống tài chính - tiền tệ, trong đó tiền tách khỏi hàng, tiền đẻ ra tiền với giá trị lớn hơn giá trị hàng hóa hàng trăm lần; lượng tiền khổng lồ đó lại được chuyển dịch nhanh chóng, chằng chịt tới mức không thể kiểm soát nổi. Có thể nói đó là một nền "kinh tế ảo" "tiền tệ ảo" chưa có tiền lệ, điều này dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Phù hợp với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, coi sự phát triển của xã hội loài người như là một quá trình lịch sử tự nhiên, Kark Mark cho rằng, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn và tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu giảm dần, khiến việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng khó về đích đúng hẹn. So với 3 tháng trước, hiện chi phí huy động đầu vào của các ngân hàng đã giảm mạnh theo chiều hướng đi xuống của lãi suất cơ bản, chỉ còn 10%/năm.
Trong buổi làm việc với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, phải điều hành tốt và sớm thì các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra mới phát huy hết hiệu quả.
Trong ngắn hạn thị trường chứng khoán vẫn diễn biến khó lường khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Nhà đầu tư hoang mang không biết lựa chọn cổ phiếu nào để bảo toàn vốn: công ty có kết quả kinh doanh khả quan trong quý IV/2008 hay cổ phiếu lĩnh vực tiềm năng…? đang là câu hỏi đặt nhà đầu tư trước sự lựa chọn khó khăn để tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng trưởng.
Trong buổi làm việc với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, phải điều hành tốt và sớm thì các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra mới phát huy hết hiệu quả.
Chậm trễ đang là tình hình chung trong hoạt động giải ngân nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ bán bớt một phần vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, kế hoạch bán từng phần cổ phiếu Sacombank của IFC đã diễn ra từ cả năm nay.
Chưa nhiều doanh nghiệp (DN) lên kế hoạch thưởng Tết, trong khi một số DN lại có ý định cắt giảm nhân công. Xem ra, Tết năm nay sẽ kém "rôm rả" với người lao động.
Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ. Tuy nhiên, dự án giải ngân chậm, lúng túng trong xác định cơ chế tài chính… đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.