Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giã từ “vũ khí”

Quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất cơ bản xuống còn gần bằng không gây bất ngờ về mức độ cắt giảm chứ không gây ngạc nhiên về thời điểm áp dụng. Ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn khác và Ngân hàng trung ương Châu Âu chắc rồi cũng sẽ nhanh chóng tham gia vào chiến dịch giảm lãi suất cơ bản mới này.

Mục tiêu của ý định "làm cho tiền rẻ đi trên thị trường tài chính" này là để tăng cường khả năng hoạt động và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng lãi suất thấp đến mức các ngân hàng có thể vay nợ tín dụng mà không phải trả giá (dưới dạng lãi suất) thì cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương mất đi công cụ điều tiết chính sách tiền tệ thông qua lãi suất cơ bản. Trên thực tế mặt bằng lãi suất cơ bản ở các nước có đồng tiền mạnh khác và trong khu vực sử dụng EUR hiện đều rất thấp và càng giảm thì phạm vi và khả năng hoạt động của các ngân hàng trung ương thông qua lãi suất càng bị thu hẹp. Bởi thế, việc giảm lãi suất cơ bản xuống còn gần như bằng không chẳng khác gì FED định giã từ “vũ khí” đối với các ngân hàng trung ương.

Cũng chính vì thế mà có thể thấy được rằng FED đang cố gắng bằng mọi cách để kiểm soát tình hình nhưng cũng đã không thành công với những quyết định giảm lãi suất cơ bản trước đây,  lần cuối cùng là vào ngày 30/10/2008. Lãi suất vốn được coi là vũ khí quan trọng và quyết định nhất trong chính sách tiền tệ của FED. Bây giờ, một khi vũ khí này gần như mất hết tác dụng thì FED phải trù tính đến những công cụ mới  chẳng hạn như thông qua mua vào hoặc bán ra những loại giấy tờ có giá mà FED đang nắm giữ hoặc đang được mời chào trên thị trường chứng khoán. Cho tới thời điểm hiện tại FED và các ngân hàng trung ương khác đều đã làm như vậy, nhưng lại chưa với mức độ đủ để các hoạt động mua bán này tạo ra được tác dụng có thể thay thế cho công cụ lãi suất cơ bản. Cái khó của FED cũng là cái khó của các ngân hàng trung ương khác và do thời thế đưa lại nhiều hơn là do sai lầm của chính các ngân hàng trung ương này.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • "Siêu tổng công ty" phình thêm vốn
  • Việt Nam có cần ngân hàng nhỏ?
  • Kích cầu kinh tế bằng xây nhà ở xã hội: Làm sao tránh “đầu voi đuôi chuột”?
  • Năm 2009: Nguồn thu từ dầu thô sẽ giảm
  • Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ
  • Tài chính ngân hàng - Lợi nhuận ngân hàng khó về đích đúng hẹn
  • Góc nhìn Đầu Tư - Điều hành là yếu tố số 1
  • Sinh lãi với cổ phiếu nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!