Theo báo cáo về tình hình đầu tư trong năm 2009 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, năm 2009 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới đã giảm từ 30% đến 40% so với mức của năm 2008.
Theo bản báo cáo, năm 2008 các nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đã giảm 14% so với một năm trước đó, giảm xuống còn 1700 tỷ USD. Năm 2009, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, được dự kiến là sẽ giảm từ 30% đến 40%. Trong bối cảnh thuận lợi của phục hồi kinh tế toàn cầu cũng như các nước tiếp tục giảm bớt xu hướng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, năm 2010 các nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước có hy vọng sẽ tăng lên đến mức 1400. Năm 2011 con số này sẽ tăng lên thành 1800 tỷ USD.
Bản báo cáo cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lượng vốn đầu tư toàn cầu giảm đó là đa số các công ty xuyên quốc gia không muốn chia lẻ nguồn vốn ít ỏi của mình cũng như phải tập trung vốn để cải tổ các doanh nghiệp trong nước. Hiện tượng này xuất hiện rõ nhất trong giai đoạn cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và sự co hẹp của thị trường tín dụng, các công ty xuyên quốc gia cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Năm 2008, kế hoạch sát nhập và mua lại của các công ty xuyên quốc gia đã giảm 35%, mức giảm mạnh so với năm 2008.
Bản báo cáo còn cho thấy, khủng hoảng tài chính cũng làm thay đổi mô hình kinh doanh trực tiếp của các khu vực. Năm 2008, nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các nền kinh tế đang phát triển cũng giảm mạnh. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các nền kinh tế tại khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Đông Âu giảm mạnh, trong khi nguồn FDI đổ vào châu Phi lại tăng lên, đạt mức kỷ lục là 88 tỷ USD. Các khu vực kinh tế như Tây Á, Mỹ Latin và khu vực Caribe cũng tăng lên đang kể.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Tờ "Bưu điện quốc gia" (Canađa) dẫn báo cáo của ngân hàng HSBC cho rằng đồng đôla Mỹ (USD) đang ở thời kỳ tàn lụi, mất dần vị thế, do chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã khiến Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác phải thiết lập một trật tự tiền tệ toàn cầu mới.
Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 30% là những động thái mới trong tổng thể chính sách tiền tệ thận trọng.
Phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ, cho vay tiêu dùng gần đây đã nở rộ. Trên thực tế, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ nhiều khoản cho vay tiêu dùng được đổ vào bất động sản và chứng khoán do thời gian qua nhiều ngân hàng đã cho vay quá thoáng, hạn mức cho vay cao, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Cách đây 18 tháng, các ngân hàng vẫn còn chi phối thế giới và thả sức tung hoành trên thị trường chứng khoán. Họ lên mặt giảng giải cho các chính phủ và lưu ý về "sự lệch lạc quá đáng của chính sách tài chính công".