Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khả năng cạnh tranh tài chính của châu Á ngày một tăng

Vị thế trung tâm tài chính đứng đầu hàng đầu thế giới của London và New York đang đương đầu với sự đi lên ngày một mạnh mẽ của các thành phố châu Á.

Chỉ số về các trung tâm tài chính toàn cầu (Global Financial Centres Index – GFCI) mới nhất cho thấy London và New York vẫn duy trì là hai trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, tuy nhiên châu Á khiến thị trường không khỏi ngạc nhiên bởi nhóm các thành phố châu Á vuơn lên nắm giữ tới 5/10 vị trí hàng đầu.

London, New York đứng đầu bảng xếp hạng. Hồng Kông và Singapore vươn lên vị trí thứ ba và thứ tư.

Nhóm 10 thành phố là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới bao gồm: Thâm Quyến, Zurich, Tokyo, Chicago, Geneva, và Thượng Hải.

Thành phố Toronto của Canada để mất 2 bậc và rơi xuống vị trí thứ 13.

Hai thành phố Vancouver và Montreal của Canada lần lượt đứng ở vị trí 29 và 32, mức tụt hạng lần lượt là 4 và 6 bậc.

Hongkong đứng thứ 3 với 729 điểm, Singapore thứ 4 với 719 điểm, Thâm Quyến thứ 5 với 695 điểm, Tokyo và Thượng Hải lần lượt đứng thứ 7 và thứ 10 với 674 và 655 điểm.

Đứng đầu danh sách vẫn là London với 790 điểm và thứ hai là New York với 774 điểm.

Mức tăng điểm của Hồng Kông và Singapore rất mạnh, lần lượt ở mức 45 và 32 điểm.

Các thành phố châu Á giành được mức tăng hạng lớn trong đợt xếp hạng này bao gồm Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến.

GFCI theo dõi tính cạnh tranh của các trung tâm tài chính. Khảo sát này được tiến hành 6 tháng 1 lần theo yêu cầu từ City of London Corporation và được thực hiện bởi tập đoản Z/Yen Group.

( Vietstock)

(Internet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hạn mức an toàn ngân hàng: Cào bằng hay bóc tách?
  • Lợi nhuận ngân hàng: Từ cơ hội đến trở ngại
  • Ngân hàng "thoáng," tiềm ẩn nguy cơ vay tiêu dùng
  • Bức tranh ngân hàng một năm sau khủng hoảng
  • Liên Hiệp Quốc muốn thay thế đồng đô la Mỹ
  • Hai kịch bản về tăng trưởng và lạm phát cho năm 2010
  • Phát hành trái phiếu - Bài toán thành công?
  • Gói hỗ trợ lãi suất: "Đệm" thế nào cho... êm ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!