Phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ, cho vay tiêu dùng gần đây đã nở rộ. Trên thực tế, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ nhiều khoản cho vay tiêu dùng được đổ vào bất động sản và chứng khoán do thời gian qua nhiều ngân hàng đã cho vay quá thoáng, hạn mức cho vay cao, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, mặc dù, mức tăng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống, nhưng nếu không có biện pháp quản lý chặt sẽ rất nguy hiểm vì tạo ra vòng luẩn quẩn. Khách hàng thế chấp nhà vay tiền mua chứng khoán rồi lại thế chấp chứng khoán vay tiền, như vậy sẽ rủi ro cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.
Theo ông Giàu, sẽ phải quản chặt cho vay tiêu dùng để nguồn vốn không chạy vào các kênh gây méo mó thị trường.
Tăng "nóng" tín dụng tiêu dùng
Anh Phạm Văn Sơn - phố Lãng Yên (Hà Nội) cho biết: "Tôi ấp ủ dự định mua ôtô đã lâu nhưng chưa đủ tiền. Nay các ngân hàng thông báo sẽ cho vay tới 80% giá trị tài sản, thời gian trả nợ lên tới 7 năm, hơn nữa phí trước bạ ôtô giảm một nửa từ tháng 5 nên đây là thời điểm lý tưởng để vay tiêu dùng".
Anh Sơn cho biết thêm: "Trước đây lãi suất 19-20%, giờ rút xuống còn một nửa, các điều kiện cũng dễ hơn nên mình thấy đây là thời điểm thích hợp đối với những người tiêu dùng có nhu cầu nhưng chưa có nhiều tiền".
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, các ngân hàng đã tung ra hàng loạt các sản phẩm để thỏa mãn "thượng đế". Những hạn mức tín dụng tiêu dùng 200 triệu đồng, 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng là khá phổ biến, đặc biệt hạn mức lên tới 1 tỷ đồng cũng xuất hiện. Thời gian trả nợ có thể lên tới 10 năm. Điều kiện cho vay hấp dẫn, thời gian trả nợ dài hơn nên số lượng người dân vay tiêu dùng tăng nhanh chóng.
Chính vì vậy, nửa đầu năm 2009, nhiều ngân hàng đã vượt kế hoạch cho vay tiêu dùng. Ngân hàng Techcombank đã hoàn thành 75% kế hoạch cả năm, Ngân hàng Quốc tế VIB 60%...
Chính mức tăng này đã đóng góp mạnh vào lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian qua, đây được xem là tích cực của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu.
Theo Ngân hàng Nhà nước, 5 tháng đầu năm 2009, hệ thống ngân hàng giải ngân được 85.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, tăng 11,6% so với cuối năm 2008.
Theo các chuyên gia kinh tế thì đây là mức tăng phù hợp khi Chính phủ đang thực hiện kích cầu tiêu dùng.
"Ngoài nhu cầu của người dân tăng lên thì việc Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại cho vay theo lãi suất thỏa thuận từ tháng 2/2009 đã giúp tín dụng tiêu dùng phát triển", ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết.
Siết chặt điều kiện cho vay
Theo các chuyên gia kinh tế, để nắm rõ tính hiệu quả thực sự của tín dụng tiêu dùng, cần làm rõ số tiền cho vay tiêu dùng phản ánh số lượng hay giá trị các khoản vay.
Nếu chỉ đơn thuần phản ánh giá trị trong khi số lượng lại không lớn sẽ dẫn đến chuyện sử dụng sai mục đích khoản vay. Nếu khoản vay quá lớn sẽ không phải là vay tiêu dùng.
Hơn nữa, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp không cần tài sản đảm bảo và không cần chứng minh mục đích sử dụng cũng được nâng lên 500 triệu đồng. Thực tế này khiến nhiều người không khỏi lo ngại, bởi rủi ro tiềm ẩn với loại tài chính này vẫn rất cao, có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế, làm giá cả trên các thị trường chứng khoán, bất động sản bị đẩy lên cao hơn so với giá trị thực.
"Khi cho vay, các ngân hàng đều cố gắng tối đa để người tiêu dùng không sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng kiểm soát hết được", lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết.
Theo vị lãnh đạo này: "Cho vay tiêu dùng quan trọng nhất là giám sát thu nhập của người vay để đảm bảo có thể trả được nợ. Bên cạnh đó phải tuân thủ các điều kiện cho vay, tránh chạy theo số lượng mà quên mất chất lượng các khoản vay. Thực tế nếu xảy ra rủi ro thì ngân hàng chính là đối tượng phải chịu rủi ro lớn nhất chứ không phải người đi vay".
Rõ ràng cho vay tiêu dùng đã tiến những bước dài nhưng vẫn còn những mối lo ngại.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống còn 25-27% trong năm nay. Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại trong 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tín dụng trên 17%. Vì vậy cho vay tiêu dùng trong những tháng cuối năm sẽ khó đạt kết quả như những tháng đầu năm mặc dù nhu cầu mua sắm của người dân sẽ cao hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế thì không nên đặt các mức tăng trưởng tín dụng cố định cho các ngân hàng mà nên "siết" điều kiện vay vì chủ trương hiện nay vẫn là kích cầu tiêu dùng./.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Cách đây 18 tháng, các ngân hàng vẫn còn chi phối thế giới và thả sức tung hoành trên thị trường chứng khoán. Họ lên mặt giảng giải cho các chính phủ và lưu ý về "sự lệch lạc quá đáng của chính sách tài chính công".
Trong một bản báo cáo gần đây, Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) cho rằng hệ thống tiền tệ và các luật lệ về tư bản đang ràng buộc nền kinh tế toàn cầu không còn phù hợp với thực tế. Đồng thời, hệ thống này phải chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trên thế giới.
Hiện có nhiều ý kiến quan ngại về việc lạm phát trở lại trong năm 2009 và thậm chí cả trong năm 2010. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong một thông báo công bố ngày 11-9 cho biết những dự báo và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Phát hành trái phiếu được xem là một trong những công cụ hút tiền từ lưu thông về khá hữu hiệu để kiềm chế lạm phát, đồng thời, là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả đối với Chính phủ và doanh nghiệp.
Lượng cho vay có hỗ trợ lãi suất đã gần đạt mục tiêu 420.000 tỷ đồng, Chính phủ đã thông báo khả năng hình thành một "bước đệm" để giảm dần hỗ trợ, tránh "sốc" đối với DN khi gói hỗ trợ kết thúc. Vậy DN có mong, và chờ gì từ khả năng có "bước đệm" này ?
Trong thông báo vừa công bố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho biết những dự báo và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong một động thái gây sốc, chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự trữ lên tới 454 tấn.
Một cuộc hội thảo quốc tế về quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam diễn ra tại Hà Nội tuần trước đã đưa ra nhiều kiến nghị về việc phát triển nguồn điện đến năm 2025, trong đó nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Song, thực tế đầu tư vào ngành điện trong những năm qua cho thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.