Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2025: Đồng USD sẽ không còn độc chiếm trong hệ thống tiền tệ toàn cầu

Ngân hàng thế giới WB dự báo, đồng USD sẽ mất đi ngôi vị thống trị vào năm 2025, còn đồng EUR và đồng Nhân dân tệ sẽ thiết lập vị trí ngang nhau trong hệ thống tiền tệ kiểu mới mà trong đó nhiều đơn vị tiền tệ cùng tồn tại”.

Điều thúc đẩy sự thay đổi này sẽ là thực lực và ưu thế ngày càng lớn mạnh của nhóm các nền kinh tế mới nổi, 6 quốc gia trong đó là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nga và Hàn Quốc – sẽ chiếm hơn một nửa tổng khối lượng tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025.

Theo báo cáo công bố vào ngày hôm qua (17/5) của WB, từ giờ cho đến năm 2025, các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,7%/năm, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng năm 2,3% của các nền kinh tế phát triển trong cùng kỳ.

“Cán cân giữa tăng trưởng và đầu tư toàn cầu sẽ nghiêng về các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi”, tác giả bản báo cáo Mansoor Dailami cho biết.

Sự thay đổi này mang ý nghĩa sâu rộng. Ví dụ, theo ông Dailami, sự chuyển dịch thực lực này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng vốn đầu tư đổ về các quốc gia điều khiển tăng trưởng toàn cầu, các hoạt động mua bán xuyên quốc gia sẽ gia tăng đáng kể, tình hình giới doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi – “Bạn sẽ thấy những doanh nghiệp đa quốc gia với thương hiệu cũ sẽ không còn chiếm ngôi vị thống trị”.

Ngoài ra, một hệ thống tiền tệ khác cũng sẽ dần hình thành, ngôi vị của đồng USD vốn được coi là tiền tệ dự trữ chủ yếu thế giới sẽ chấm hết.

“Trước năm 2025, vị trí chủ đạo của đồng USD hiện nay sẽ biến mất, nó sẽ bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ khác với đồng USD, EUR và đồng Nhân dân tệ làm trung tâm, ba đơn vị tiền tệ này sẽ cùng phát huy vai trò tiền tệ quốc tế một cách hoàn thiện”, báo cáo cho biết. Báo cáo này còn đưa ra 3 kiểu tình hình “có khả năng xảy ra nhất” trên thị trường tiền tệ sau 15 năm nữa.

Cũng theo báo, đồng EUR là đối thủ “đáng tin” nhất của đồng USD, nhưng có một vấn đề cần lưu ý. “Vị trí của đồng EUR chắc chắn sẽ lớn mạnh, chỉ cần đồng EUR có thể hóa giải thành công cuộc khủng hoảng nợ mà các nước thành viên đang gặp phải, đồng thời có thể tránh được những vấn đề rủi ro đạo đức liên quan đang gây khó khăn cho các nước thành viên Liên minh châu Âu EU”.

Đối với Trung Quốc báo cáo cho rằng, chính phủ nước này đã khởi động tiến trình “quốc tế hóa” đồng nội tệ thông qua việc phát triển thị trường giao dịch nhân dân tệ ngoài Trung Quốc và khuyến khích sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại quốc tế.

“Sự nâng cao vai trò của đồng Nhân dân tệ sẽ giúp giải quyết sự tách rời giữa việc thực lực kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế và việc Trung Quốc vẫn phụ thuộc nghiêm trọng vào tiền tệ nước ngoài”.

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới Lâm Nghị Phu cũng cho biết, tình hình mà WB miêu tả đồng nghĩa, các cơ quan tài chính cần phải “nhanh chóng thích ứng, để đuổi kịp xu thế”.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!