Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga có phải là vị cứu tinh của phương Tây?

Trong cuộc khủng hoảng này, có lẽ nhiều người đã cho rằng phương Tây đang đi xuống không phanh. Thế nên, đã có nhiều người bàn đến  cách cứu lấy "thế giới tân tiến" đó. Một trong những ý tưởng được đưa ra là chính là dựa vào Nga.

 

Những thay đổi nhanh chóng trong kinh tế thế giới và chính trị toàn cầu đang một lần nữa đặt ra một vấn đề đối ngoại của Nga: quan hệ của nước này với châu Âu, và với khu vực châu Âu-Đại Tây Dương nói chung. Dĩ nhiên, Nga có một phần thuộc khu vực này. Tuy nhiên, Nga lại không thể và không muốn toàn tâm toàn ý gia nhập phương Tây, ít nhất là cho tới lúc này. Trong khi đó, lựa chọn này có vẻ đã khác nhiều so với chỉ vài năm trước.

Mọi thứ dường như đã trở nên rõ ràng rằng châu Âu-Đại Tây Dương, với mô hình kinh tế và chính trị tự nhận là thắng thế 20 năm trước, đang dần tụt lại phía sau so với Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Nga cũng vậy. Mặc dù sự phát triển dựa vào cách tân rất đáng khích lệ, nhưng nền kinh tế của Nga vẫn tiếp tục không thể hiện đại hóa bởi nạn tham nhũng đã trở nên "di căn", và bởi nước này ngày càng phụ thuộc vào lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Còn ở bên kia, châu Á đang vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Các cường quốc đang lên này chắc chắn có không ít ảnh hưởng đối với lựa chọn địa chiến lược của Nga. Khoảng cách giữa Nga và EU có vẻ đang lớn dần lên từng ngày. Châu Âu vẫn đang cố bảo vệ những giá trị tư bản của mình, trong khi Nga đang xây dựng một nhà nước dân tộc. Bị chia rẽ bởi lịch sử và không muốn chiến tranh lại tàn phá, người châu Âu theo đuổi lựa chọn thỏa hiệp và phản đối việc trực tiếp sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Nhưng ở phía bên kia, người Nga lại nhấn mạnh "quyền lực cứng", trong đó bao gồm sức mạnh quân sự, bởi họ biết rằng họ đang sống trong một thế giới đầy nguy hiểm và cũng không thể dựa dẫm vào ai. Và, bởi vì nước này đang thiếu một chút "quyền lực mềm" - sự hấp dẫn về xã hội, văn hóa, và kinh tế - nên sẽ luôn sẵn sàng sử dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có (như sự giàu có về tài nguyên). Những tiến triển về chính trị ở trong nước cũng đang đẩy Nga ra hướng khác, xa dần hơn với phương Tây.

Lịch sử vẫn còn có ảnh hưởng sâu nặng tới cách nhìn nhận của phương Tây đối với Nga. Phương Tây vẫn luôn coi Nga là nước thất bại trong chiến tranh lạnh - thái độ được biểu hiện qua tham vọng mở rộng NATO về hướng đông. Điều này càng làm sâu sắc thêm những căng thẳng vốn đã không dễ điều hòa giữa hai phía. Chỉ sau khi phương Tây bị đẩy lui ở Nam Ossetia thì sự mở rộng NATO mới ngừng lại trong cái quá trình tưởng chừng đang suôn sẻ kia. Tuy nhiên, có vẻ NATO vẫn chưa từ bỏ ý định mở rộng đó.

Sự mở rộng của NATO không có gì khác ngoài ý nghĩa mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang phần nhạy cảm nhất về quân sự-chính trị. Và, đi kèm với sự không sẵn sàng từ bỏ nỗ lực trên của phương Tây là việc tiếp tục từ chối công nhận quyền có được vùng lợi ích của Nga.

Vì thế, mở rộng NATO cũng có nghĩa là Nga và phương Tây sẽ khó có thể gần gũi nhau thêm nữa. Cứ cho là, sự đối đầu về ý thức hệ và quân sự đã không còn, nhưng mâu thuẫn về địa chính trị thì lại đang tăng lên.

Tranh cãi về năng lượng cũng là điều cần nhắc tới. Phần châu Âu không thuộc Nga nên cảm ơn thượng đế vì sự có mặt của một nước Nga giàu năng lượng ngay cạnh biên giới, trong khi Nga cũng nên biết ơn chúa vì có những khách hàng giàu có như thế. Nhưng xung đột tự nhiên về lợi ích giữa người tiêu thụ năng lượng và nhà sản xuất đã được đẩy lên thêm nữa do sự gắn kết chính trị/an ninh. Tuy nhiên, do sự khát năng lượng của châu Âu, và ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nên đã từng có cuộc thảo luận về "NATO năng lượng" (Energy NATO).

Với sự "xa cách" các thể chế châu Âu-Đại Tây Dương như thế, liệu Nga có đang quay nhanh sang liên minh với Trung Quốc? "Lựa chọn châu Á" của Nga ngày hôm nay không còn như lựa chọn giữa thân Slavơ và Âu Á (Slavophile/Eurasian) trong quá khứ. Nga sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng, bởi sự xa rời với châu Âu hôm nay có thể sẽ đe dọa vị thế của Nga và sẽ làm tăng rủi ro địa chiến lược trong tương lai.

Thực tế đã chứng minh, châu Âu cũng không được lợi gì từ sự xa rời này. Mỹ cũng bị thiệt hại. Không có Nga, nước vẫn sẽ là cường quốc lớn thứ 3 thế giới trong tương lai gần, thì sẽ không thể giải quyết các vấn đề chính của an ninh quốc tế.

Cấu trúc an ninh châu Âu-Đại Tây Dương hiện tại dường như phù hợp hơn với đa số người Mỹ và châu Âu, mặc dù nó đang ngày càng trở nên mong manh và phản tác dụng. Vì thế, có lẽ, không ít người phương Tây hiện đang muốn Nga sẽ muốn tự mình tạo ra một cấu trúc mới - dù có thông qua hiệp ước mới về an ninh chung châu Âu, hay thậm chí thông qua việc tham gia chính NATO. Điều này, trong suy nghĩ của phương Tây, không chỉ nằm trong lợi ích chính trị và văn minh của Nga, mà còn phản ánh trách nhiệm của nước này đối với cộng đồng các quốc gia châu Âu-Đại Tây Dương đang trong một vị thế ngày càng trở nên yếu kém.

Ý tưởng về một "Liên minh châu Âu" giữa Nga và EU sẽ có ý nghĩa lâu dài đối với phương Tây, đặc biệt là về kinh tế, năng lượng. Sự kết hợp của một cơ chế an ninh mới đối với cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương và sự thành lập Liên minh châu Âu mới có thể sẽ giúp cứu vớt phương Tây khỏi đà đi xuống.

(VietNamNet)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách Fed gây ảnh hưởng lên giá vàng
  • Mỹ: Lạm phát hay tăng trưởng?
  • Thanh toán trực tuyến: DN lớn còn khó, DN nhỏ bao giờ làm được?
  • Kinh tế thế giới 2009: chuỗi sự kiện tài chính đáng nhớ
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • “Tái cấu trúc” tư duy và chính sách
  • “Loạn” bình luận về thị trường chứng khoán
  • Bí ẩn dòng tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!