Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng: Những món nợ đồng lần và 'cái chết dây chuyền'

Trong khi các ngân hàng thương mại nợ lẫn nhau, Ngân hàng Nhà nước lại đang "nợ" Chính phủ các đề án về quản lý thị trường tiền tệ, vàng... Đến nay, nhiều món nợ đã quá hạn.

 
Thị trường và những suy đoán... "vỉa hè"

Thị trường tuần qua được phen xáo trộn nhẹ khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng FicomBank, TinNghiaBank và SCB được công bố. Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) - những người trong cuộc tỏ ra rất bài bản, chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước cho việc này: từ công bố thông tin của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, ngay sau đó là ký kết các văn bản thỏa thuận... và cả sử dụng "quyền lực thứ tư" - giới truyền thông để làm an lòng người dân. Với những lời hứa từ NHNN, Bảo hiểm tiền gửi, từ BIDV- NHTM nhà nước lớn thay NHNN đứng ra "bảo lãnh" về chi trả tiền gửi,... có thể khẳng định sẽ chẳng có người gửi tiền nào mất tiền trong vụ hợp nhất này.

Nhưng cho dù NHNN đã tuyên bố "các NHTM tự tìm đến với nhau" thì việc hợp nhất cùng lúc ba ngân hàng này cũng là điều khá bất ngờ. Nhưng nếu để ý một chút, cách đây hơn một tháng BIDV có động thái đáng chú ý là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với một số ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có phần thỏa thuận về hạn mức hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàngnày. Danh sách các ngân hàng nhỏ gần đây đã ký với BIDV là: FicomBank, BacAbank, GP.Bank. Trong thỏa thuận BIDV cam kết hỗ trợ thanh khoản 5.000 tỷ đồng cho FicomBank; 3.000 tỷ đồng cho BacAbank; và 5.000 tỷ đồng cho GP.Bank. Trước đó, Sacombank cũng ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện với Habubank và MB; hoặc Agribank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong hỗ trợ kinh doanh với ABBank và SCB… Ngay khi được công bố, dư luận đã đặt vấn đề: phải chăng các NHTM nhỏ rất khó khăn về thanh khoản nên cần cam kết hỗ trợ từ NHTM lớn? Những người tham gia ký kết đã cố gắng biện minh: hợp tác này là "toàn diện" nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên. Nhưng, giờ - khi FicomBank, TinNghiaBank và SCB mất thanh khoản - thì câu trả lời đã rõ ràng!

Tuy nhiên, theo lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời trước Quốc hội, có đến 8 ngân hàng thuộc diện cần "chăm sóc". Vậy nếu trừ đi 3 ngân hàng vừa công bố hợp nhất thì còn ít nhất 5 ngân hàng nữa phải xử lý. Không quá khó để suy đoán ra danh sách này. Thực tế việc mua bán, sáp nhập các ngân hàng trên thế giới khá phổ biến. Nhưng ở Việt Nam thì đây là lần đầu tiên có việc hợp nhất 3 ngân hàng. Trong lịch sử, thời của nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cũng đã phải xử lý nhiều trường hợp. Một số NHTM lớn, khi NHNN yêu cầu, đã phải hỗ trợ thanh khoản để cứu các ngân hàng đang gặp vấn đề. Nhưng cho đến giờ, sau hàng chục năm, họ vẫn chưa lấy lại được số tiền đó.

Ngân hàng cũng nợ quá hạn

Vấn đề đầu tiên dẫn đến việc phải sắp xếp lại các NHTM nhỏ là do họ đều có cùng chủ. Có những đại gia có "chân" trong hơn một NHTM. Lại có đại gia không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng mà cả bất động sản, thậm chí ôtô, xuất nhập khẩu hàng hóa. Ai dám chắc các đại gia này không "lấy đồ túi trái, bỏ sang túi phải". Và thực tế là khi bất động sản, chứng khoán cùng lao dốc thì hiện tượng "chết dây chuyền" rất dễ xảy ra.

 

Nếu trừ đi 3 ngân hàng vừa công bố hợp nhất thì còn ít nhất 5 ngân hàng nữa phải xử lý

Thứ hai, như Doanh Nhân đã từng đề cập ở trước đây, thanh khoản của các NHTM gần đây thực sự rất có vấn đề. Bản chất của vốn vay trên thị trường liên ngân hàng là bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời. Nhưng các NHTM đã không làm như vậy. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, nguyên nhân khiến ba NHTM trên mất khả năng thanh toán là do họ đã dùng vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư trái phiếu dài hạn và cấp tín dụng. Thực tế NHNN biết quá rõ những bất thường trên thị trường này khi lãi suất, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua (hiện tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND bình quân khoảng 36.129 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra VND đạt 83.775 tỷ đồng, khoảng 16.751 tỷ đồng/ngày).

Gần đây rất nhiều NHTM lớn phàn nàn khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng bị quá hạn, thậm chí rất khó thu nợ. Nhưng ông Bắc Hà cho biết, NHNN khuyến khích các NHTM lớn thỏa thuận giãn nợ cho những ngân hàng gặp khó khăn. Hành xử của một số NHTM lớn tạm thời dư thừa vốn khả dụng là lo lấy thân mình: co về, không cho vay nữa; và nếu có cho vay thì như BIDV là yêu cầu có tài sản đảm bảo và chỉ cho vay 50%/tổng giá trị tài sản đảm bảo. Như vậy vô hình trung các NHTM đã tự "bịt" lối thoát thanh khoản của mình. Không ít NHTM đã phải chấp nhận đến gõ cửa NHNN với giá phải trả rất cao. Và thị trường mở thì "mở cửa" liên tục, bình thường là mỗi ngày một phiên, nhưng cao điểm lên đến 3 phiên/ngày để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng.

Như vậy vấn đề đặt ra không chỉ là năng lực quản trị điều hành của các NHTM mà bản thân NHNN cũng cần xem lại phương thức quản lý, điều hành thị trường tiền tệ. Chính phủ yêu cầu NHNN phải trình Bộ Chính trị Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trước ngày 20/12/2011. Thời gian không còn nhiều. Nhưng thời gian trình các đề án là một chuyện, vấn đề là nội dung của đề án đó; lộ trình, phương thức thực hiện như thế nào...? Nói đến điều này, nhắc lại chuyện không mới, NHNN đang "nợ" đề án quản lý thị trường vàng, cứ trình ra là thị trường lại " có chuyện". "Món nợ" này cũng quá hạn lâu rồi!
-------------------------------
Tác giả: Ngân Hà  // Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp
 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng”
  • Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
  • Bước ngoặt quan trọng của chính sách tiền tệ Trung Quốc?
  • Kịch bản chính sách tiền tệ năm 2012: Thắt chặt hay linh hoạt?
  • Loạn giá vàng: Ai đang hưởng lợi?
  • Một giải pháp cho hai vấn đề ngân hàng và địa ốc
  • Viễn cảnh đồng euro sụp đổ: “Mẹ của mọi thảm họa tài chính”
  • Cách ứng xử của doanh nghiệp nếu đồng Euro sụp đổ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!