Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghiệp chướng thị trường tài chính thời @?

Nhân thấy những tín hiệu từ chuyện hạ lãi suất ngân hàng cho đến các gói hỗ trợ, giải cứu giới doanh nghiệp đang diễn ra trong tình thế các doanh nghiệp hết sức khó khăn và chết yểu vì"thiếu tiền, đói vốn, sản phẩm khó cạnh tranh ... và nền kinh tế đang bị bủa vây bằng những đám mây đen tối phủ tràn. Nhưng một nghiệp chướng cho thị trường tài chính VN là trong lúc này đây các Nhà băng lại đang "ế ẩm,thừa tiền " Vì sao ? Biết rồi? hỏi mãi ? Vẫn chưa thông và như chưa nghe thấy gì?

 

Doanh nghiệp "thiếu tiền chết yểu" khi "nhà băng" "ế ẩm thừa tiền" !. Ảnh minh hoa: Nguồn internet

Doanh nghiệp "thiếu tiền chết yểu" khi  "nhà băng"  "ế ẩm thừa tiền" !

Mới đây theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước và theo tính toán của đầu mối trên, trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút về là51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% -12,5%/năm). Và trong thời gian cuối tháng tư lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày. Qua đó các Ngân hàng thương mai lại thừa “ế ẩm” quá nhiều tiền? Vì sao vậy ? lại chuyện “bình thường “ hay là rất lạ của nền kinh tế nước ta khi Doanh nghiệp đang “khát, đói” vốn thì nhà băng lại ”ế ẩm “ thừa quá nhiều ?

Thiết nghĩ để có tình trạng này thì người biết rõ nguyên nhân trước hết phải là "nhà băng chứ ?

Tại sao “hàng “ của mình lại “ế” tức là cung quá nhiều? Hay cầu quá ít ? hay hàng “quá đát”, hoặc “chất quá kém” mà giá lại quá cao ? vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng .vv

Mặc dù qua dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND đều giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1tháng, 6 tháng và trên 12 tháng có mức giảm từ 1% - 1,49%; kỳ hạn qua đêm và 3 tháng lần lượt giảm 0,88% và 0,81%; kỳ hạn 3 tuần và 2 tháng giảm nhẹ. Riêng kỳhạn 12 tháng, lãi suất giao dịch giảm mạnh so với kỳ trước với mức giảm 5,22%.

Lãi suất bình quân qua đêm theo đó chỉ ở mức 6,69%/năm; lãi suất bình quân kỳhạn 1 và 2 tuần thậm chí chỉ còn 5,79% và 5,93%/năm; các kỳ hạn dài hơn cũng phổ biến quanh 10%, cao nhất là 12,04%/năm kỳ hạn 6 tháng.

Những ngày đầu tháng 5, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng tiếp tục cho xu hướng giảm và ở mức  kỳ hạn qua đêm chỉ còn 6,39%/năm, 1 tuần chỉcó 4,83%/năm, 2 tuần chỉ 5,49%... Và một số nguồn tin đề cập đến cả những mức lãi suất dưới 5%/năm.

Tuy nhiên, lãi suất huy động trên thị trường 1 của hầu hết các ngân hàng thươngmại hiện vẫn áp phổ biến kịch trần 12%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng.Nhưng thựctế  tăng trưởng tín dụng của các nhà băng vẫn âm sau 4 tháng và hiện tượng họ đang dư thừa nguồn vốn hay nói cách hoa mỹ hơn là “hàng của họ đang ế”?

Nhận thấy từ thắt chặt tiền tệ chuyển sang cắt giảm lãi suất nhanh và nới lỏng tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã gây từ  ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác nhưng cuối cùng thì một sự thật vẫn diễn ra mà có thể “than rằng” thị trường tài chính ngân hàng VN “cao giá“ nhất thế giới?  Có thể cười ra nước mắt

Khi các doanh nghiệp đói vốn, khát vốn, chết yểu còn nhà băng thì “ế ẩm thừa tiền” Nghịch lý kinh tế thời hiện đại @ chăng ? Không đâu đó là quy luật kinh tế tư nhiên thôi! Thị trường là chiến trường khi “hàng hóa” của anh giá “quá cao” hoặc không thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng về khả năng và năng lực của khách hàng đương nhiên sẽ “ế” ! và vì vậy sự tồn tại và phát triển của KTTT là phải có cuộc cạnh tranh rất  công bằng ?

Nhìn vào thực tế các Chuyên gia kinh tế đã có rất nhiều ý kiến và có thể nói là ? Biết rồi ? khổ lắm ? nói mãi ? Cụ thể hôm nay là 9 tháng 5 nhắc thêm một lần nữa xem sao ví như đã khẳng định nền kinh tế đang có nhiều bất ổn ,hiện tượng lạm phát giảm, cán cân thanh toán quốc tế tốt hơn, dự trữ ngoại tệ tăng, thâm hụt thương mại giảm, .... Nhưng chỉ số tiêu dùng cũng giảm mạnh  và sản xuất “đình đốn “ hay gọi là hiện tương kinh tế bất thường “đình,lạm”.

Lý do là khó khăn của doanh nghiệp hiện nay không chỉ là tăng trưởng mà nó đã trở thành vấn đề xã hội, Sản xuất đình đốn, hàng hóa ứ đọng, tồn kho ... có thể làm mất ổn định vĩ mô vì tình hình tài chính của các Doanh nghiệp rất“nghiêm trọng “,đặc biệt là các khoản lãi vay dài hạn đã lâu nay vẫn đang ở mức quá cao ? Do vậy cần giải thoát gánh nặng này cho Doanh nghiệp đây là liều thuốc đỡ hiệu quả nhất hiện nay ! đề nghị các nhà băng không muốn “ế” thì hãy đi tiên phong thực hiện việc nay! 100% sẽ có tác dụng mạnh ?

-Vì thứ nhất là hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà trước hết là phải hạ lãi suất và  làm thế nào để tất cả doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng đúng mục đích. Thứ hai là miễn giảm thuế, cả thuế thu nhập doanhnghiệp lẫn thuế giá trị gia tăng. Một điều nữa là cố gắng để doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng và cho họ tiếp cận vốn ODA, rồi trái phiếu chính phủ.

Tại sao tình trạng Doanh nghiệp vẫn than là họ không thể tiếp cận được nguồn tín dụng, phải chăng là ngân hàng thiếu tiền? Như trên thì tiền không thiếu còn đang “ế” vì sao? Có phải  là vòng quay dòng tiền rất chậm do “ế” Vì vậy muốn đẩy nhanh vòng quay này, không gì khác hơn là phải vực dậy lòng tin. Thời điểm quyết liệt nhất là phải hạ lãi suất thêm nữa, thì kinh tế mới khởi sắc lên được.

Hiện nay, đang có nhiều quan điểm xung quanh việc giữ hay bỏ trần lãi suất huy động.Thực tế nếu quy định trần lãi suất huy động thì cũng phải quy định trần lãi suất cho vay và lãi biên chỉ ở mức 2-2,5% là phù hợp vì vậy như hiện nay thì trần lãi suất cho vay khoảng 14-15% năm  sau đó giảm dần xuống khoảng 12% năm vào cuối năm và đầu năm 2013 sẽ còn khoảng 10% là phù hợp sau đó ta thả nổi theo cung câu thị trường.

- Hiện nay  ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp  qua cơn khốn khó,  đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Điều quan trọng là, có như vậy thì việc xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngânhàng mới thuận lợi hơn vì tình trạng hiện nay thì các Ngân hàng cũng khó khăn theo các Doanh nghiệp BĐS, Xây dựng có đến 80 đến 90% nợ xấu ,khó đòi là năm ở hai hệ thống doanh nghiệp này? Những điều đó cũng liên quan đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô. Thực chất, nếu không hỗ trợ ngành bất động sản, không xử lý được các khoản nợ xấu này, hệ thống ngân hàng cũng sẽ khó tồn tại.

Nhưng để giải quyết sự mất cân đối của thị trường tài chính hay nhiệm vụ chính của ngành Ngân hàng là điều tiết tài chính hiệu quả thì việc làm cần nhất, làm ngay và cần sự hy sinh lợi nhuận của mình là hạ ngay tất cả các (khoản nợ cũ và vay mới ) với  lãi suất cho vay xuống như lộ trình trên đề cập? Như vậy mới thoát được cảnh  hay gọi là nghiệp chướng thị trường tài chính thời @ “doanh nghiệp khát,đói vốn, còn Ngân hàng “ế, thừa tiền” như hiện nay.

 

Mai Huy // Tầm Nhìn

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng
  • DN và ngân hàng, làm sao để cùng hưởng lợi?
  • Vàng: Những dấu hiệu mất an toàn
  • Ngân hàng với hội chứng “dao hai lưỡi”
  • Tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế: Cần chính sách tiền tệ trung tính
  • Gói giải pháp “không tác động nhiều đến cân đối ngân sách”
  • Bộ Tài chính công bố 5 nhóm giải pháp "cứu" doanh nghiệp
  • Các chuyên gia kinh tế: Việt Nam cần sớm tái cơ cấu hệ thống tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!