Nếu tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD ít thay đổi, thì các nền kinh tế mới nổi sẽ hứng chịu chịu thiệt hại một khi đồng USD giảm giá so với
Trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Financial Times, ông Filipe Larrain, Bộ trưởng Bộ Tài chính Chile, đã chỉ ra rằng, bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề tỷ giá không chỉ là chuyện của hai nước, mà đang gây ảnh hướng không nhỏ tới nhiều quốc gia khác. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả nội dung lược dịch của bài viết này.
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc đang là vấn đề kinh tế toàn cầu hàng đầu và là chủ đề then chốt tại nhiều cuộc gặp đa phương gần đây.
Nhìn bề ngoài, câu chuyện tỷ giá tưởng chừng như chỉ là cuộc tranh cãi giữa Bắc Kinh và Washington. Nhưng trên thực tế, tác động của nó đã vượt xa khỏi hai quốc gia này. Nhiều nền kinh tế mới nổi lên, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latin, có nguy cơ mất mát nhiều nếu những căng thẳng này không sớm được giải quyết. Mà để đạt được điều đó, cả Trung Quốc và Mỹ cùng phải hành động.
Hiện nay, khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng và mức lãi suất của Mỹ và các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng tăng. Do vậy, đồng USD cần giảm giá so với đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi mới là điều hợp lý. Tuy nhiên, đồng USD chỉ có thể giảm giá so với những đồng tiền vận động theo đúng quy luật thị trường.
Điều này có nghĩa là, nếu tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD ít thay đổi, thì các nền kinh tế mới nổi sẽ hứng chịu thiệt hại một khi đồng USD giảm giá so với những đồng tiền khác.
Các quốc gia như Brazil, Chile, Columbia và Peru, cũng như các nền kinh tế phát triển nhưng vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao như Australia và Hàn Quốc, đang phải đối mặt với áp lực tăng giá đồng nội tệ không hề dễ chịu. Áp lực này tạo gánh nặng đối với hàng xuất khẩu và những mặt hàng trong nước phải cạnh tranh với nhập khẩu, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp và sản xuất công nghiệp.
Một số quốc gia cảm thấy gánh nặng tỷ giá lớn hơn nếu họ bị mất thị phần vào tay Trung Quốc ở một thị trường thứ ba.
Chẳng hạn, Trung Quốc và Mexico cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 2009 tới nay, đồng Peso của Mexico đã tăng giá 9% so với USD, trong khi đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá 3% so với đồng bạc xanh, đồng nghĩa với việc đồng Peso mạnh lên so với Nhân dân tệ. Điều này gây áp lực đối với các nhà sản xuất Mexico và áp lực này sẽ càng nặng nề hơn nếu xu hướng trên còn tiếp diễn.
Do phải đối mặt với tình huống chẳng mấy dễ chịu như vậy, nhiều nền kinh tế mới nổi đã buộc phải ra tay hành động, bằng những biện pháp như cho phép tăng tỷ giá nội tệ kết hợp với gom mua ngoại tệ trên thị trường nội địa để tích lũy dự trữ ngoại hối, đồng thời kiểm soát dòng vốn.
Các quốc gia khác ở Mỹ Latin như Peru và Columbia đã đẩy mạnh tích lũy dự trữ ngoại hối và cho phép đồng nội tệ tăng giá. Các quốc gia khác như Brazil đã thúc đẩy kiểm soát dòng vốn, trong khi một số nước khác có khả năng sẽ hành động tương tự nếu tình hình không được cải thiện.
Mỹ Latin không phải là một khu vực đồng nhất. Các nước ở Nam Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại ít phụ thuộc hơn vào thị trường Mỹ hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực như Mexico - nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu hơn, một phần nhờ lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển mạnh. Các nước Trung Mỹ thì ở giữa hai xu hướng này.
Tuy nhiên tất cả các quốc gia này đều đang có một điểm chung là chịu áp lực tăng giá đồng tiền mạnh mẽ. Trong đó, hậu quả nặng nề nhất thuộc về các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản như đồng và quặng thép vốn có nhu cầu mạnh tại thị trường Trung Quốc.
Để thế giới không rơi vào một vòng xoáy can thiệp tiền tệ và kiểm soát dòng vốn đầy nguy hại, Trung Quốc và Mỹ cần có những giải pháp sáng suốt. Các nền kinh tế mới nổi hiện đang rất lo ngại về hậu quả của một đợt nới lỏng định lượng mới tại Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác, đặc biệt là khi mà hiệu quả của chính sách này trong việc hỗ trợ tăng trưởng vẫn còn nằm trong vòng nghi ngờ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) gần đây đã đi đầu trong việc ngăn sự tăng giá của đồng nội tệ băng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối, hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường để mua tài sản. Trong khi đó, khả năng áp dụng chính sách nới lỏng định lượng tại Mỹ là rất cao, khi mà những số liệu gần đây tiếp tục cho thấy sự yếu kém của thị trường việc làm tại Mỹ.
Đợt nới lỏng định lượng đầu tiên của Mỹ được thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính được đánh giá là cần thiết, mặc dù đã làm gia tăng gấp đôi lượng cung tiền của nước này. Tuy nhiên, một đợt nới lỏng định lượng mới sẽ làm gia tăng mạnh mẽ thêm lượng thanh khoản trong nền kinh tế Mỹ và những dòng vốn dư thừa có thể sẽ chảy ra nước ngoài để tìm kiếm tài sản, làm gia tăng thêm áp lực tăng giá đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi.
Về phía Trung Quốc, chính sách tỷ giá hối đoái cần linh hoạt hơn. Trên thực tế, một chính sách như vậy có thể làm lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ. Bằng cách cho phép các lực lượng thị trường có ảnh hưởng nhiều hơn tới tỷ giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt sự cần thiết phải áp dụng chính sách nới lỏng định lượng ở Mỹ, và như thế sẽ làm giảm những áp lực phải áp dụng chủ nghĩa bảo hộ ở các quốc gia khác.
Điều này sẽ cho phép Trung Quốc chia sẻ với các đối tác thương mại là các nền kinh tế mới nổi một phần hợp lý hơn trong gánh nặng điều chỉnh tiền tệ toàn cầu đang diễn ra.
Nói cách khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần đóng góp vào việc giải quyết những mất cân đối toàn cầu và những áp lực về tỷ giá mà các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt. Nếu không làm vậy, Mỹ và Trung Quốc sẽ đặt một gánh nặng lớn hơn nữa lên các nền kinh tế mới nổi vốn có tiềm năng tăng trưởng có thể giúp đưa thế giới vào một kỷ nguyên thịnh vượng bền vững mới. Cách hành động sáng suốt của Bắc Kinh và Washington vì thế sẽ đóng góp cho lợi ích của tất cả các quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Gần 30 khách hàng mua căn hộ tại dự án tòa nhà hỗn hợp Hattoco, số 110 Trần Phú, Hà Đông (Hà Nội), vừa có đơn gửi cơ quan báo chí khiếu nại việc chủ đầu tư dự án trên không giữ cam kết như đã ký với họ từ ban đầu.
Bất chấp xu thế giảm giá của đồng USD trên thị trường thế giới, tại thị trường tự do trong nước, tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ đã có lúc lên tới mức gần 20.500 đồng đổi 1 USD.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Hàng quý và nhất là hàng năm không thể không nói đến tốc độ tăng trưởng GDP.
Trên thực tế, các quy định bắt buộc các DN kinh doanh BĐS phải bán sản phẩm của mình qua sàn đã bị các DN bỏ qua và được “lách” một cách khéo léo.
Đây là nội dung do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo về tình hình thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2010, dự toán NSNN và phương án bổ sung Ngân sách trung ương năm 2011.
Việc ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD) được NHNN cho là sẽ giảm đầu cơ vàng, ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối - tiền tệ. Thế nhưng, quy định mới sẽ tạo khó khăn mới cho ngân hàng trong huy động vốn cuối năm.
Lợi nhuận khủng từ mức thu phí trên trời và ấn định chênh lệch giá mua/bán cao... khiến các sàn vàng “chui” mọc như nấm bất chấp hoạt động kinh doanh vàng tài khoản đã bị ngưng từ cuối tháng 3.2010.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.