Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Hà Nội "nóng"

Thời gian qua, hàng loạt các công trình hạ tầng của Hà Nội đã hoàn thành như cầu Vĩnh Tuy, đại lộ Thăng Long, đường Lê Văn Lương nối dài giúp rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại. Từ đó khiến các dự án đất nền, nhà ở tại các khu vực này tăng giá.

Khu đô thị mới Sài Đồng thuộc địa bàn huyện Gia Lâm trước kia được bán với giá trên dưới 40 triệu đồng/m2. Cầu Vĩnh Tuy thông xe đã khiến giá nhà đất tăng thêm từ 20-30% so với trước. Mặc dù mức giá tăng, nhưng hầu hết các căn hộ tại khu vực này đều đã có chủ.          

VP môi giới nhà đất Kiên Thủy, Gia Lâm (Hà Nội) cho biết: “Trước khi thông cầu, giá đất tại khu vực khoảng trên dưới 30 triệu/m2, nhưng nay khoảng 60-70 triệu/m2. Nguyên nhân là do sau khi thông cầu đã khiến cho việc đi lại dễ dàng hơn”.

Theo các nhà nghiên cứu thị trường, trong thời gian gần đây, giá đất tại những dự án mới hoàn thiện như đường Lê Văn Lương kéo dài, đại lộ Thăng Long… đều tăng từ 10-20% so với trước khi dự án hoàn thiện. Theo đại diện hệ thống mạng sàn giao dịch bất động sản miền Bắc thì từ lâu nay, thị trường BĐS tại Hà Nội luôn phụ thuộc vào quy hoạch chung của thành phố. Do trong khu vực nội thành đã quá chật chội, nên khi một dự án hay một tuyến đường hoàn thiện, thì giá nhà đất tại khu vực đó đều tăng. 

Trưởng ban điều hành Hệ thống mạng sàn GD BĐS miền Bắc cho rằng: “Hiện nay, khi mà quy định từ vành đai 2 trở vào, chiều cao các tòa nhà bị hạn chế, quỹ đất trong nội thành ngày càng chật, việc đầu tư ra các khu vực vành đai 3, vành đai 4 sẽ mang lại lợi nhuận cao do quỹ đất còn rộng...”.   

Việc mở rộng các tuyến đường, thông xe cầu đã mang lại diện mạo mới cho thủ đô, giúp cho người dân thuận lợi hơn trong việc di chuyển. Tình trạng tăng giá tại các tuyến đường mới mở đã phản ánh đúng tâm lý của người dân về nhu cầu mua bán và kinh doanh bất động sản. Tuy vậy, do tính thanh khoản của thị trường BĐS trong thời gian này chưa cao, nên người mua cũng cần có sự lựa chọn vị trí, khu vực sao cho hợp lý và vừa phải với túi tiền của mình.

(Nguồn: baomoi,com)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chiến tranh tiền tệ - cái giá của Tăng trưởng GDP cao
  • Gian nan cuộc “giải cứu” Dự án 16 cầu: Cái giá từ “bẫy” thầu giá thấp
  • Các dự án sân golf tại Bình Thuận: "Đắp chiếu" và chờ làm biệt thự
  • Gỡ nút thắt trong thu hút FDI
  • ADB: '20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam là USD'
  • Hỗ trợ lãi suất, bài học kinh nghiệm
  • Lãi vay tiêu dùng án binh bất động
  • Sau Thông tư 19, tín dụng sẽ về đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!