Khi đưa ra quy chế cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư vào năm 2007, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đều kỳ vọng rằng sản phẩm này sẽ chiếm ưu thế trên thị trường. Khi được hỏi về sản phẩm này, một giám đốc công ty bảo hiểm nhân thọ mới gia nhập thị trường cho biết: “Giá mà chúng tôi được phép thành lập công ty quản lý quỹ thì sẽ còn tốt hơn nữa”.
Tính tới hết tháng 9/2009, doanh thu phí bảo hiểm liên kết đầu tư đã đạt khoảng 684 tỷ đồng, chiếm 8% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Nhìn ra các thị trường trong khu vực, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đang dần thay thế sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Và không phải không có lý khi một chuyên gia ngành bảo hiểm đã ví rằng, sự ra đời của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ như một cú “xóc” thị trường, nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể được “xóc” lên trên, và doanh nghiệp lớn có thể bị tụt xuống dưới đáy. Nhưng bảo hiểm liên kết đầu tư thì doanh nghiệp cần phải có công ty quản lý quỹ để quản lý quỹ thành viên được chính công ty bảo hiểm đó và các tổ chức khác uỷ thác đầu tư. Tới thời điểm này, có rất nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đang “đau đầu ” với bài toán thành lập công ty quản lý quỹ tại Việt Nam. Kể từ sau năm 2005 với việc Prudential và Manulife được thí điểm cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ, chưa có trường hợp nào tương tự. Điều này liên quan tới việc Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tức là phải sau năm 2011. Như vị giám đốc trên phân tích thì đang có một sự thiếu đồng nhất trong việc xác định công ty quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm là công ty quản lý quỹ trong nước hay nước ngoài. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có chủ trương chấp thuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài thành lập công ty quản lý quỹ và công nhận công ty quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm là công ty quản lý quỹ trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ý kiến chưa đồng tình. Sở dĩ có điều này là bởi vì các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn được coi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phải hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài. Sự chồng chéo này không chỉ “làm phiền” các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Một vị lãnh đạo công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vừa được cấp phép tâm sự rằng, chỉ có mỗi thủ tục mở văn phòng đại diện mà công ty của ông đã phải tốn quá nhiều công sức. Về lý thuyết, mở văn phòng đại diện tại các tỉnh chỉ cần sự cho phép của cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sau khi đã có được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng tại địa phương còn yêu cầu phải có thêm vài loại giấy tờ khác, do doanh nghiệp của ông được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những câu chuyện như trên không phải là hiếm trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Sự hoàn thiện của một hệ thống pháp lý là cơ sở cho một ngành bảo hiểm phát triển bền vững và lành mạnh. Trong những năm qua, bộ khung pháp lý cho thị trường đã được hoàn thiện rất nhiều. Tuy nhiên, đó có lẽ là vẫn cần tiếp tục hoàn thiện thêm, bởi trong những bản nhận định về thị trường bảo hiểm Việt Nam của nhiều tổ chức nghiên cứu, hệ thống pháp lý chính là một trong những lý do cho những nhận định đã thành lối mòn: Potential but… (Có tiềm năng, nhưng…)! (Đầu tư Chứng khoán điện tử)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com