Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những sự kiện chao đảo tài chính thế giới năm 2011

Không thể phủ nhận 2011 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới. Phố Wall cũng như thị trường tài chính nói chung trải qua một năm chao đảo nếu không nói là thất bại.

Người ta hị vọng năm 2012, thị trường sẽ phục hồi, đẩy lùi đi những kết quả tồi tệ của năm tài chính 2011.

Dưới đây là 11 sự kiện gây chấn động thị trường tài chính trong năm qua:

MF Global phá sản

Phá sản của MF Globe được xem là thất bại lớn nhất trên thị trường tài chính năm 2011. Không chỉ vì đây là vụ phá sản lớn thứ 8 trong lịch sử nước Mỹ mà nó còn khiến cho hơn 1.000 nhân viên mất việc. Không những thế, hàng ngàn tài khoản khách hàng của MF Globe bị mất tiền. Nỗ lực tìm lại 1,2 tỷ USD mất tích hiện vẫn chưa có kết quả.

Jon Corzine- cựu giám đốc điều hành của MF Global, bị triệu tập đến tòa án để giải trình về việc này. Ông nói, hiện mình không biết thông tin về số tiền mất tích của khách hàng.

Bank of America và khoản phí 5 USD

Vào tháng 9, ngân hàng đưa ra thông báo sẽ tính phí 5 USD/ tháng cho mỗi tài khoản tín dụng vào đầu năm 2012. Ngân hàng cho rằng 60 USD/ năm là khoản phí vừa phải để phù hợp với những cải cách tài chính sắp tới.

Ngay lập tức, Bank of America phải đối diện với làn sóng phản đối dữ dội từ khách hàng. Nhiều tài khoản rút khỏi ngân hàng trước thông tin về khoản phí được đề xuất. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngân hàng đã mất 1,9 tỷ USD thu nhập. Đây được xem là một kế hoạch gây hậu quả vô cùng tai hại.

Ngân hàng UBS ngã đau

Vào tháng 9 vừa qua, ngân hàng khổng lồ Thụy Sĩ thú nhận ngân hàng đã mất 2,3 tỷ USD do giao dịch bất hợp pháp và đầu tư mạo hiểm. Kweku Adoboli, 31 tuổi, một nhân viên của chi nhánh ngân hàng tại Luân Đôn bị buộc tội giả mạo giấy tờ, sổ sách kế toán để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Tuy nhiên điều gây bất ngờ lại chính là việc ngân hàng không hề biết chính xác về số tiền bị mất trước khi Adoboli khai báo.

Sau đó không lâu, giám đốc điều hành của UBS, ông Oswald Gruebel phải từ chức.

Tỷ phú Raj Rajaratnam và vụ bê bối tài chính

Ông Raj Rajaratnam, chủ tịch tập đoàn đầu tư tài chính Galleon bị bắt vào buộc tội vì thực hiện các hành vi giao dịch nội gián và gian lận trong đầu tư. Đây là vụ gian lận được xem là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ông Raj Rajaratnam bị bắt vào tháng 10 năm 2009 và năm nay bị tòa án liên bang xử 11 năm tù giam.

Jonh Paulson bị thiệt hại nặng trong vụ đầu tư tại Sino- Forest

Tỷ phú Jonh Paulson- nhà sáng lập tập đoàn Paulson &Co đã bị dính đòn đau khi đầu tư vào một công ty gỗ lớn tại Trung Quốc.

Đến thời điểm tháng ngày 29/4 số cổ phiếu ông nắm giữ tại tập đoàn này lên tới 34,7 triệu, và trở thành cổ đong lớn nhất tại công ty.

Đầu tháng 6, tổ chức nghiên cứu Muddy Waters đã đưa ra cáo buộc về hành vi gian lận tại Sino- Forest khiến cổ phiếu công ty tụt dốc thê thảm. Các phương tiện truyền thông dự đoán, tỷ phú Paulson có thể mất khoảng 500 triệu USD cho số cổ phần ông nắm giữ tại công ty này.

Ban đầu, Paulson cố gắng bảo vệ số cổ phiếu này. Nhưng vài tuần sau đó ông quyết định bán hết cổ phiếu nắm giữ tại Sino do những cáo buộc ngày một dữ dội.

Cuối cùng, trong một lá thư gửi đến các nhà đầu tư, Paulson có biết ông đã mất 107 triệu USD trong phi vụ đầu tư vào công ty Trung Quốc này- một số tiền thấp hơn dự báo nhưng không phải là nhỏ.

Ngân hàng Goldman Sachs và quý thứ 2 thua lỗ trong lịch sử


Lợi nhuận quý thứ 3 không mấy khả quan. Trên thực tế Goldman Sahcs đã lỗ quý thứ 2 liên tiếp trong lịch sử kinh doanh của doanh của minh.

GS cho biết, họ đã mất 84 cent cho một cổ phiếu trong khi trước đó giới chuyên gia đưa ra con số dự báo 11 cent. Lợi nhuận kỳ vọng đương nhiên không thể đạt.

Ông Lloyd Blankfein, nhà điều hành GS cho biết, ông thực sự thất vọng về kết quả kinh doanh của ngân hàng.

S&P và sự cố hạ bậc Pháp


Tháng 11, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã vô tình đưa ra thông báo họ sắp hạ bậc tín dụng AAA của Pháp trong khi Pháp và các nước đang có những động thái tích cực trong cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng khu vực.

Thông báo này lưu trên website của S&P trong 1 tiếng rưỡi trong khi thị trường Mỹ vẫn mở cửa giao dịch, gây bất ngờ và hoang mang cho người đầu tư.

Ngân hàng Citibank vất vả chống tín tặc

Vào tháng 6 vừa qua, thông tin tài khoản của hàng trăm ngàn khách hàng tại ngân hàng CitiBank bị hacker tấn công. Chúng có thể truy cập được thông tin về tên, số tài khoản, địa chỉ liên hệ của các tài khoản này.

Bank of America và sự cố trang web

Một sự cố thực sự gây phiền toái cho khách hàng.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, Bank of America- ngân hàng lớn thứ 2 của Mỹ đã gặp phải sự cố kỹ thuật về website của mình.

Vài ngày liền, khách hàng không thể hoặc rất khó truy cập được vào tài khoản ngân hàng gây ra những phiền toái rất lớn.

Sai lầm của Goldman khi cư xử với " chiếm phố Wall"


Vào tháng 10, ngân hàng Goldman đã rút lại 5000 USD tiền tài trợ cho bữa tiệc gây quỹ do hội tín dụng liên bang tại Lower East Side thực hiện với lý do tổ chức này đưa "chiếm phố Wall" vào vị trí danh dự trong sự kiện. Trong khi đó, Goldman Sachs lại là một trong các đối tượng bị người biểu tình phản đối mạnh mẽ nhất.

Rudy Rueittinger, bị SEC tố cáo


Câu chuyện khiến cho người hâm mộ thể thao hết sức bất ngờ và thất vọng.

Rudy Rueittinger- tay chơi bóng tại trường đại học Notre Dame- người tạo cảm hứng cho bộ phim nổi tiếng Rudy đã bị SEC tố cáo. Cơ quan chức năng đã cáo buộc Rueittinger và 12 đồng phạm đã có hành vi lừa đảo nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của công ty nước uống thể thao.

Rueittinger thành lập công ty Rudy Nutrition để cạnh tranh với Gatorade trong thị trường nước uống thể thao. Họ chỉ sản xuất một vài dòng sản phẩm tiêu biểu.

SEC cho rằng mục đích của công ty này là thực hiện kế hoạch thu hút và lợi dụng lòng tin của  người đầu tư để tạo 11 triệu USD lợi nhuận bất hợp pháp.
----------------------------------------------------
Tác giả: HUNG NINH (THEO BI) // Nguồn: VEF

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khó thị trường xa, tính thị trường gần
  • Kênh đầu tư nào nguy hiểm nhất trong năm 2012?
  • Ngân hàng: Những món nợ đồng lần và 'cái chết dây chuyền'
  • Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng”
  • Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
  • Bước ngoặt quan trọng của chính sách tiền tệ Trung Quốc?
  • Kịch bản chính sách tiền tệ năm 2012: Thắt chặt hay linh hoạt?
  • Loạn giá vàng: Ai đang hưởng lợi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!