Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công tăng gấp 2 lần tại các nước giàu

Nợ công tại các nước giàu sẽ gấp đôi từ 2007-2015 do dân số già tăng nhanh đang gây sức ép lên hệ thống y tế và phúc lợi xã hội.

Theo tính toán của giáo sư Eswar Prasad, cựu quan chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, số nợ của các nước giàu trong tổng nợ của cả thế giới sẽ ngày càng tăng lên trong khi đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu lại giảm xuống.

Mức nợ trung bình mà mỗi người dân tại các nước phát triển phải gánh sẽ tăng từ 31.700 USD trong năm 2007 lên 68.500 USD vào năm 2015.

Nợ công trong tổng nợ toàn cầu của những nước có thu nhập ở mức giữa sẽ tăng từ 10% giai đoạn 2007-2010 lên 13% giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên, đóng góp GDP của những nước này trong tổng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 74% giai đoạn 2007-2010 xuống xòn 54% giai đoạn 2010-2015.

Theo giáo sư Prasad, gánh nặng nợ công ngày càng tăng đè nặng lên lực lượng lao động ở độ tuổi nhỏ hơn trước đây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và sự ổn định nói chung.

Không chỉ có Nhật Bản, mà cả Mỹ và nhiều quốc gia giàu có khác nữa cũng sẽ cùng chịu sức ép nhân khẩu học đè nặng lên vấn đề tài chính công.

Ông cho rằng các nền kinh tế phát triển nên hợp tác hành động về tài khóa một khi phục hồi toàn cầu có dấu hiệu ổn định.

Tỷ lệ nợ công/GDP trên toàn thế giới tăng mạnh do hậu quả của khủng hoảng tài chính khi mà các chính phủ phải tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, trong khi gánh nặng nợ có thể bắt đầu giảm bớt tại các thị trường mới nổi thì các nước giàu lại phải đối mặt với mức độ nợ tăng cao do dân số già đi đang tác động xấu tới nền kinh tế.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đất đấu giá ở Hà Nội: Cẩn thận với "cò" làm giá!
  • Tín dụng cuối năm - Chật vật tìm đường tăng trưởng
  • Nhà giá rẻ: Cửa mở hờ
  • Tất cả phải chờ đến cuối tuần sau!
  • Mỹ không thể chỉ trông vào chính sách tiền tệ
  • Thị trường tuần qua: Giá vàng và hàng hóa nguyên liệu tiếp tục tăng mạnh
  • Bất động sản Hải Phòng: Cơ hội đầu tư mới
  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội Khởi sắc, nhưng nhiều bất cập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!