Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tất cả phải chờ đến cuối tuần sau!

Các nhà chiến lược đầu tư đều thống nhất rằng mọi chuyện phải chờ đến cuối tuần sau để có được những dữ liệu quan trọng nhất trong năm của thị trường xét đến các yếu tố liên quan đến chính sách đặc biệt là các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Ngoài kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ công bố ngày thứ Ba và buổi họp của FED vào ngày thứ Tư. Đến ngày thứ Sáu cuối tuần, thị trường đón nhận báo cáo việc làm tháng 10/2010. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đón nhận nhiều báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý 3/2010.

Dù Cộng Hòa hay Dân chủ thắng bầu cử giữa nhiệm kỳ thì FED vẫn phải có quyết định riêng mang tính kỹ thuật của họ.

Chính vì vậy, buổi họp của FED đã khiến thị trường đưa ra nhiều dự đoán nhất về chương trình nới lỏng định lượng mới khiến đồng USD hạ giá. Giá hàng hóa trên khắp thế giới tăng cao. Các chuyên gia kinh tế dự đoán FED sẽ phải công bố chương trình nới lỏng định lượng mới trong đó bao gồm chương trình 500 tỷ USD mua trái phiếu Bộ Tài chính.

Ý tưởng về chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) dù được thị trường chào đón, nhưng không được tất cả các chuyên gia phân tích đánh giá tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng chương trình đó có thể không hiệu quả và sẽ khó để rút lại. Trên lý thuyết, chương trình mua tài sản sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống, làm giá tài sản tăng và đẩy lãi suất cho vay xuống thấp.

Ông Marc Chandler, trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối tại Brown Brothers Harriman, cho rằng: “Điều duy nhất tôi có thể nói về tuần sau, chính là biến động sẽ lên cao, nhà đầu tư ngắn hạn căng thẳng nhưng nhà đầu tư dài hạn sẽ kiên nhẫn chờ đợi mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa.”

Trong tuần qua, đồng USD không có nhiều thay đổi so với đồng euro thế nhưng tính cả tháng 10, đồng USD hạ giá 2%. Đồng USD hạ khoảng 3,6% giá trị so với đồng yên trong tháng 10.

Theo ông Chandler, nhà đầu tư có 2 luồng quan điểm về chương trình nới lỏng định lượng của FED. Hướng quan điểm thứ nhất, kinh tế rất tồi tệ và FED cần vực kinh tế dậy. Hướng quan điểm thứ hai, kinh tế đã có phần khởi sắc và không cần phải bơm quá nhiều tiền để cứu kinh tế.

Ông Stuart Freeman, trưởng bộ phận chiến lược tại Wells Fargo Advisers, cho rằng: “Nhiều khả năng chúng ta sẽ bán ra cổ phiếu khi nhận được tin, trừ khi chúng ta đón nhận được điều gì đó tốt hơn so với kỳ vọng. FED sẽ cố gắng để chứng minh có kế hoạch hỗ trợ nào đó cho nền kinh tế nhưng số tiền đưa ra cũng sẽ không lớn như người ta kỳ vọng. Người ta nói nhiều về kế hoạch 500 tỷ USD, 1 nghìn tỷ USD.”

Chuyên gia Freeman cho biết ông không ngạc nhiên nếu chỉ số S&P 500 trở lại mức 1.100 điểm cho đến 1.140 điểm, mức ông dự báo cho thời điểm cuối năm: “Hoàn toàn có khả năng thị trường chứng khoán giảm thêm từ 4% đến 10% trong khoảng thời gian từ đó đến cuối năm 2010. Thị trường đã tăng 13% và nếu thị trường giảm lại, cơ hội mua vào đã đến và thị trường sẽ tăng trưởng trong năm sau.”

Nhiều chuyên gia thế giới cho rằng sự suy yếu của đồng USD và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm quá nhiều USD vào thị trường sẽ đẩy giá hàng hóa toàn cầu lên cao và gây “tổn thất nghiêm trọng” đến lợi ích của các quốc gia đang phát triển. Họ cho rằng FED là thủ phạm đẩy lạm toàn cầu tăng cao.

Động thái nới lỏng tín dụng của FED có thể châm ngòi cho các cuộc tranh chấp tiền tệ và thương mại cũng như gây khó khăn cho các nước đang phát triển trong việc thiết lập chính sách tiền tệ của riêng mình.

Phát biểu tại một hội chợ thương mại tổ chức ở miền Nam Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Chen Deming, cho rằng“Do chính sách phát hành đồng USD của Mỹ đã vượt khỏi tầm kiểm soát và giá hàng hóa đầu vào trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng. Những bất ổn này đang gây ra vấn đề lớn cho các doanh nghiệp các nước.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng, các quốc gia phát hành các đồng tiền chủ chốt - ám chỉ nước Mỹ - cần áp dụng những chính sách kinh tế có trách nhiệm.

Một số quốc gia mấy ngày qua vẫn thể hiện thái độ lo ngại về việc đồng nội tệ tăng giá gây áp lực đối với lĩnh vực xuất khẩu.

Tờ Financial Times cho biết, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngoại chảy vào nước này, trong khi Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ hành động nếu đồng Yên tiếp tục tăng giá so với USD.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mỹ không thể chỉ trông vào chính sách tiền tệ
  • Thị trường tuần qua: Giá vàng và hàng hóa nguyên liệu tiếp tục tăng mạnh
  • Bất động sản Hải Phòng: Cơ hội đầu tư mới
  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội Khởi sắc, nhưng nhiều bất cập
  • Sự việc - dư luận “Cởi trói” cho chung cư mini: Nhà đầu tư có thêm cơ hội
  • Thị trường BĐS nghỉ dưỡng: đón nhận ba “cú hích” mới
  • Làm gì khi bị máy ATM nuốt tiền?
  • Nhức nhối tỷ giá USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!