Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nới lỏng kiểm soát ngân hàng dẫn đến khủng hoảng tài chính

Bất chấp một số thông tin tích cực về việc các ngân hàng trên toàn cầu bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng tài chính, không một ai có thể dám chắc liệu kinh tế Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khác đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa.

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà kinh tế Mỹ Ron Chan, Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff, kinh tế thế giới hiện “đang ở trạng thái có thể hồi phục” , nhưng người ta không thể khẳng định khủng hoảng tài chính-ngân hàng đã kết thúc.

Công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế nói trên chỉ ra rằng nếu không xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự trong vòng 20 năm sau khi ra khỏi khủng hoảng tài chính, nguy cơ khủng hoảng tái diễn sẽ ít đi. Tuy nhiên, do nguyên nhân dẫn đến khủng khoảng rất phức tạp, nên người ta cần tối thiểu 50 năm mới có thể đánh giá liệu khủng hoảng đã hoàn toàn chấm dứt hay chưa.

Nghiên cứu trên cho rằng ở  82% số nước đang phát triển và 68% số nước phát triển, khủng hoảng tài chính ngân hàng xảy ra theo chu kỳ 20 năm/lần. Chỉ có ở 7% số nước phát triển và 3% số nước đang phát triển, khủng hoảng tài chính ngân hàng xảy ra 60 năm một lần.

Như vậy, từ góc độ kinh tế học, người ta cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng xem tài chính của một quốc gia đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa. Vì thế, việc tuyên bố một  nước nào đó đã ra khỏi khủng hoảng tài chính vào thời điểm hiện nay đều thiếu căn cứ.

Nhà kinh tế học Chan khẳng định khủng hoảng tài chính chỉ bắt đầu xảy ra từ năm 1815,  khi ngành ngân hàng bắt đầu phát triển. Sau cuộc Đại suy thoái hồi đầu những năm 1930, các quy chế ràng buộc thị trường tài chính bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, vào những năm 1970, Mỹ đã  “phá rào” nới lỏng các quy chế này. Kể từ thời điểm đó, khủng hoảng tài chính xảy ra tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ thường xuyên hơn các nước đang phát triển.

Hai nhà kinh tế Reinhart và Rogoff cho rằng khủng hoảng tài chính xuất hiện với xu hướng tăng dần kể từ năm 1850. Trong cuộc Đại suy thoái đầu những năm 1930, khủng hoảng tài chính ngân hàng xảy ra ở  40% tổng số nước trên thế giới. Trong giai đoạn 1940 - 1970, do hoạt động tài chính trì trệ, chỉ có 5% tổng số nước để xảy ra khủng hoảng tài chính ngân hàng. Sau khi Mỹ nới lỏng quy chế quản lý hệ thống ngân hàng hồi những năm 1970, số vụ khủng hoảng tài chính ngân hàng tăng đột biến và lên đến đỉnh điểm trong năm 2007.

Có thể nói,  khủng hoảng tài chính ngân hàng luôn gắn liền với việc bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy chế quản lý hệ thống ngân hàng. Thực tế lịch sử cận đại cho thấy trong giai đoạn 1940-1970, khi các quy chế kiểm soát ngân hàng được áp dụng chặt chẽ, khủng hoảng tài chính ngân hàng ít có cơ hội xuất hiện.

Phải chăng chính sự phức tạp của hệ thống ngân hàng đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính? Nhà kinh tế học Chan trả lời: "Có lẽ đó là sự thật. Điều này cũng giống như việc nếu người ta lái xe thường xuyên, khả năng xảy ra tai nạn giao thông là cao hơn”.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh doanh vàng kém chất lượng, vàng sai tuổi: Công khai “móc túi” người mua
  • Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Tăng sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới
  • Có tiền đầu tư vào đâu?
  • Dư nợ cho vay xây dựng khu đô thị mới tăng trưởng âm
  • Bất động sản sau “giấc ngủ sâu”
  • “Phá ranh giới” tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm
  • Lợi nhuận giảm vì tỷ giá
  • “Nếu tái suy thoái, hãy chọn USD”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!