Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ổn định kinh tế vĩ mô - nhiệm vụ sống còn

Năm 2010 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010. Do đó, việc điều hành nền kinh tế vĩ mô rất cần những giải pháp ổn định nhằm kiềm chế lạm phát, bảo đảm sự phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Sự “can thiệp” của Chính phủ

Theo đó, Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ là một tín hiệu rất cần thiết và quan trọng, khi các dấu hiệu bất ổn như lạm phát, nhập siêu... vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp; giá cả đang diễn biến phức tạp… Chính phủ đã nâng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu. Theo các chuyên gia kinh tế thì sự thận trọng trong cần thiết của Chính phủ trong việc lựa chọn chính sách là tối ưu.

Ngoài ra, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế đảm bảo tốc độ tăng nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển là cần thiết trong lúc này.

Nền kinh tế đang có bước phục hồi rõ rệt, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt 6,52%, và dự báo cả năm có thể đạt 6,7%. Kinh tế vĩ mô được cải thiện; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; lạm phát được kiểm soát; thu ngân sách đạt khá, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi, đồng thời góp phần giảm bội chi; đầu tư phát triển tiếp tục đẩy mạnh, giải ngân các nguồn vốn có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư nước ngoài tăng; xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập siêu tiếp tục xu hướng giảm; tốc độ tăng huy động vốn, dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng tới 1,31% so với tháng trước đó, khiến lạm phát trong 9 tháng đầu năm tăng lên mức 6,46%. Các yếu tố khiến giá cả tăng cao vẫn tiềm ẩn trong 3 tháng cuối năm, khả năng hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7 - 8% trong năm có thể khó thực hiện. Nhập siêu vẫn khá căng thẳng (dự báo nhập siêu khoảng 13,5 tỷ USD trong năm 2010), điều này đã tác động lên cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực lên tỷ giá, ảnh hưởng tới giá cả thị trường nội địa.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch năm 2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế vững chắc.

Và để chắc chắn hơn, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường trong những tháng cuối năm. Hàng loạt nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho các bộ, ngành, địa phương. Như tăng cường công tác bình ổn giá, kiểm soát giá cả, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng; quản lý chặt chẽ giá một số mặt hàng đầu vào của sản xuất như: xăng, dầu, điện, than …, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là sữa, thuốc chữa bệnh trong những tháng còn lại của năm 2010.

Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương rà soát lại năng lực sản xuất, hệ thống cung ứng để có phương án cụ thể bảo đảm cân đối cung, cầu các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng từ nay đến hết năm 2010, quý I/2011 và nhu cầu hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, sản phẩm sữa, thép xây dựng và vật liệu xây dựng, khí gas;... điều hành giữ ổn định giá điện, giá than bán cho các hộ sản xuất xi măng, phân bón, giấy.

Thủ tướng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm khi khối lượng thanh toán các công trình dự án được thực hiện với mật độ cao và dịp lễ, Tết khi lượng tiền thưởng, tiền lương được chi trả với khối lượng lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các Tổng công ty Lương thực Nhà nước bảo đảm lương thực và tổ chức hệ thống bán hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu lương thực cho nhân dân, chú ý các khu vực thành phố, khu công nghiệp, khu đông dân và vùng bị thiên tai, bão lũ, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến.

Đường lối chính sách là kim chỉ nam hành động

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định: Ổn định kinh tế vĩ mô, khởi động để tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng, tập trung dồn sức cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, mục tiêu tăng trưởng là 7,5%, thậm chí 7% cũng được nhưng chất lượng nâng lên.

6 giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Trong đó tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết: Năm 2011, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là cơ sở, là điều kiện để bảo đảm phát triển bền vững với mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, đây cũng là một nhiệm vụ chủ yếu trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ với các trọng tâm là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và phấn đấu giảm bội chi. Trong khi đó, điều mà nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới là tăng trưởng ổn định và vững bền.

Còn theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong năm 2010, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, kết nối nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, thiết lập một nền kinh tế cân bằng hơn giữa trong và ngoài nước, khắc phục sự chia cắt giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu ra Các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2011:Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7 - 7,5%, GDP đạt khoảng 112,8 - 113,8 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.290 đến 1.300 USD.

Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 74,8 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2010. Tổng thu ngân sách 588.500 tỷ đồng, tổng chi ngân sách 723.600 tỷ đồng. Tỷ lệ bội chi so với GDP 5,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 40% GDP. Chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) kiềm chế ở mức dưới 7%.

Do vậy, kiểm soát giá cả thị trường trong những tháng cuối năm không hẳn là mục tiêu kiềm chế lạm phát, mà còn là sự chuẩn bị cho năm 2011 và những năm tiếp theo, cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng trong giai đoạn trung và dài hạn.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quyết định mua trái phiếu của FED sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường hàng hóa?
  • Bong bóng vàng ngày càng ‘phình’ to?
  • Người gửi tiền được bảo vệ ra sao?
  • Kiềm chế lạm phát một con số là thành công
  • Cạnh tranh tỷ giá trên thế giới ngày càng khốc liệt
  • Khẩn cấp đối phó với thách thức đô thị hóa toàn cầu
  • Lợi nhuận ngân hàng 2010: Chờ phút cuối…
  • 5 tỷ USD, 800 tấn vàng trong két và những hệ lụy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!