Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh tỷ giá trên thế giới ngày càng khốc liệt

Việc các nền kinh tế lớn can thiệp vào thị trường giao dịch ngoại hối có thể sẽ còn tiếp diễn theo chiều hướng mạnh hơn, trong bối cảnh lo ngại "cuộc chiến" tiền tệ thủ tiêu quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố như trên khi lãnh đạo các nền kinh tế thuộc 20 chuẩn bị nhóm họp tuần tới tại Seoul, với chương trình nghị sự tập trung vào căng thẳng tiền tệ leo thang.

Bộ này dự báo về trung hạn, đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi và sự cạnh tranh về tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt ngày càng thêm khốc liệt. Điều này làm tăng nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Đồng NDT không chịu áp lực lớn buộc phải tăng giá, cho dù cả nguy cơ về tỷ giá hối đoái và áp lực cạnh tranh đang ngày một tăng đối với các công ty, trong bối cảnh nhiều nước quay sang giảm giá đồng nội tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu và qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng.

Trong mấy tuần trở lại đây, Nhật Bản và một số nước châu Á đã có những động thái làm yếu đồng nội tệ để bảo vệ ngành xuất khẩu và điều này làm dấy lên mối lo ngại về chính sách "bần cùng hóa nước láng giềng", vốn là nguyên nhân gây nên cuộc Đại suy thoái hồi những năm 1930.

Tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi G20 lấy Hội nghị thượng đỉnh Seoul làm nơi bàn bạc, tìm giải pháp để tránh "cuộc chiến tiền tệ” cũng như phòng tránh “chủ nghĩa bảo hộ thương mại” có nguy cơ đảo ngược quá trình hồi phục kinh tế thế giới.

Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc - nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - sẽ trở thành mục tiêu mà chủ nghĩa bảo hộ, trong khi  tăng trưởng ngoại thương của nước này sẽ chậm lại trong năm tới. Trong năm nay, Trung Quốc có thể đạt thặng dư thương mại 180 tỷ USD, giảm đáng kể so với mức thặng dư 196 tỷ USD trong năm 2009.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khẩn cấp đối phó với thách thức đô thị hóa toàn cầu
  • Lợi nhuận ngân hàng 2010: Chờ phút cuối…
  • 5 tỷ USD, 800 tấn vàng trong két và những hệ lụy
  • Cần xem lại quan niệm về chất lượng FDI?
  • ‘Chấp nhận tăng trưởng vừa phải để ổn định vĩ mô’
  • FED "bơm tiền" nhưng…
  • Công bố FDI tại Việt Nam: Vẫn 'tung hô' vốn ảo
  • Nghịch lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!