Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiềm chế lạm phát một con số là thành công

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: việc giá vàng và USD trên thị trường tự do tăng cao và biến động khó lường đang tạo ra thách thức lớn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% cho cả năm 2010.

Ảnh minh họa

Kiềm chế lạm phát khó hơn năm 2009

Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng đầu năm đã tăng 7,58% so với thời điểm tháng 12/2009, vượt qua mức 7% theo Nghị quyết của Quốc hội và tiến sát mức 8% mà Chính phủ đưa ra năm 2010. Dự kiến 2 tháng cuối năm, theo quy luật hàng năm, CPI sẽ tăng mạnh.

TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nhận định, trong năm 2010, việc giữ chỉ số CPI ở một con số là thành công. Ngay cả mục tiêu Quốc hội đưa ra là 7%, rồi sau đó Chính phủ trong điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ nâng lên 8% là những ý tưởng mang tính quyết tâm để chúng ta kiềm chế lạm phát.

“Còn thật sự các chuyên gia kinh tế và bản thân tôi, cuối năm ngoái cũng đã dự báo và đề xuất năm 2010 là nên chủ động kiềm chế tốc độ lạm phát ở một con số”, TS Trần Du Lịch nói.

Ngay quý 4/2009, Việt Nam đứng trước một mâu thuẫn vừa muốn phục hồi tăng trưởng nhưng lại chống cả lạm phát. Vì gốc của Việt Nam, lạm phát xuất phát từ cơ cấu kinh tế và đặc biệt với một cơ cấu kinh tế phải luôn ứng phó với nhập siêu, làm cho mất cân đối nghiêm trọng về cán cân thanh toán quốc tế tổng thể. Chính sự thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như vậy áp lực lên giá trị đồng tiền, áp lực lên tỷ giá…

“Chính vì thế, dù nỗ lực thế nào, trong năm nay ta cố gắng giữ lạm phát ở mức một con số là thành công và tôi nghĩ sẽ ở mức 9%”, TS Trần Du Lịch nói.

Còn theo nhận định của ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, việc kiềm chế lạm phát của năm 2010 khó hơn nhiều so với năm 2009. Năm 2010, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ đứng dưới áp lực là làm sao vẫn cung ứng đủ vốn để đảm bảo tăng trưởng đạt 6,5% nhưng lại kiểm soát lạm phát.

Chính phủ kiên định và điều hành quyết liệt kinh tế vĩ mô

Theo Nghị quyết sau phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2010, mục tiêu của Chính phủ năm 2010 là kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 8%.

Đây là điều chỉnh đầu tiên của Chính phủ nhằm thích ứng với bối cảnh mới.

Theo đó, Chính phủ khẳng định tiếp tục kiên định đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%, giảm bội chi ở mức khoảng 6% và kiếm chế lạm phát khoảng 8%.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỉ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, hàng loạt nỗ lực khác là tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cung ứng vốn cho công trình trọng yếu. Và đặc biệt là các giải pháp bình ổn giá, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ.

Từ đó đến nay, Chính phủ kiên định và điều hành quyết liệt kinh tế vĩ mô . Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì nền kinh tế trong quý 3 và 9 tháng đầu năm về cơ bản đã được phục hồi, được thể hiện trên cả bốn chỉ số chính của kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng GDP, lạm phát, thâm hụt thương mại và lao động việc làm.

Nhìn nhận về diễn biến lạm phát trong những tháng cuối năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng, rủi ro lạm phát là tương đối cao, cộng với việc giá vàng và USD trên thị trường tự do tăng cao và biến động khó lường đang tạo ra thách thức lớn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% cho cả năm 2010.

Cụ thể, CPI trong tháng 9 và tháng 10 đã tăng cao so với các tháng trước đó, ở mức tương ứng là 1,31% và 1,05%. Cùng với đó, CPI tháng 10 so với tháng 12/2009  là 7,58% nên những tháng còn lại của năm, đòi hỏi nỗ lực lớn để giữ lạm phát dưới 8%/năm. “Chính mức tăng cao đột biến của chỉ số CPI trong hai tháng vừa qua cộng hưởng với xu hướng tăng cao thường xảy ra với chỉ số CPI vào những tháng cuối năm trong bối cảnh giá vàng, giá USD trên thị trường tự do tăng cao và biến động khó lường đã cho thấy những khó khăn, thách thức lớn đối với Chính phủ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát từ 7 - 8% trong năm nay”, báo cáo nêu rõ.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cạnh tranh tỷ giá trên thế giới ngày càng khốc liệt
  • Khẩn cấp đối phó với thách thức đô thị hóa toàn cầu
  • Lợi nhuận ngân hàng 2010: Chờ phút cuối…
  • 5 tỷ USD, 800 tấn vàng trong két và những hệ lụy
  • Cần xem lại quan niệm về chất lượng FDI?
  • ‘Chấp nhận tăng trưởng vừa phải để ổn định vĩ mô’
  • FED "bơm tiền" nhưng…
  • Công bố FDI tại Việt Nam: Vẫn 'tung hô' vốn ảo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!