Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quá tải dự án

Con số dự án đầu tư chậm tiến độ khiến  người ta cảm thấy giật mình. Tính riêng trên địa bàn TPHCM, năm 2009 có đến 65% dự án chậm tiến độ - tổng số dự án đang hoạt động là 5.886 dự án. Số dự án vi phạm cũng tăng lên, trong năm có đến 3.826 dự án vi phạm, chiếm 65% tổng số dự án.

Trong đó, có nhiều dự án kéo dài 5, 6 năm chưa hoàn thành, làm chi phí tăng cao gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu. Điển hình là dự án xây dựng đường Chánh Hưng nối dài, khu tái định cư đường Tân Thới Nhất (quận 12), cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1), đường Liên Cảng A5, đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), cầu An Nghĩa (huyện Cần Giờ), Trường THPT Nguyễn Thị Định giai đoạn 2 (quận 8), cải tạo hệ thống thoát nước khu vực Tô Hiến Thành - 3 Tháng 2 (quận 10)… Mà các vi phạm chủ yếu vẫn là chậm tiến độ, thay đổi thiết kế, bổ sung điều chỉnh hạng mục, tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng…

Đó cũng là một “logic” của lãng phí, thất thoát trong đầu tư. Do chậm tiến độ, giá cả tăng nên phải tăng chi phí bồi thường, dẫn đến phải điều chỉnh hạng mục đầu tư cho phù hợp… Mà nguyên nhân - vẫn là bài học cũ - do năng lực quản lý điều hành của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn thấp!
 
Vấn đề đặt ra là, vì sao năng lực quản lý điều hành thấp nhưng nhiều chủ đầu tư lại “quá tải” dự án? Có chủ đầu tư quản lý đến hàng trăm dự án mà năng lực được đánh giá chung là “thấp” thì làm sao quản lý xuể? Điển hình như huyện Củ Chi quản lý đến 213 dự án, Bình Tân 205 dự án, Hóc Môn 200 dự án, Gò Vấp 197 dự án, Cần Giờ 189 dự án, quận 1 quản lý 181 dự án, quận 9 quản lý 167 dự án… Phải chăng, các dự án có gì đó “béo bở”, có “phần trăm” nên nhiều đơn vị muốn “xin” và “ôm” nhiều dự án mà không tìm cách phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ?

Đã đến lúc phải xem lại việc sử dụng hiệu quả đồng tiền của dân qua việc đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ lãnh đạo với chất lượng, hiệu quả của các công trình đầu tư. Không thể để chủ đầu tư cứ “ngâm” công trình từ năm này sang năm khác, làm thất thoát tiền của nhà nước, mà năm sau lại chờ được… giao tiếp!

(Theo HÀN NI // SGGP Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tìm điểm tựa cho lãi suất
  • Thực hiện Mục tiêu khống chế tăng CPI ở mức 7%: Nhiều việc phải làm
  • 5 tiêu chí để được lập ngân hàng
  • Tiền đầu tư chờ thời
  • Cổ phiếu lỗ và cơ hội kiếm lời?
  • Bảo hiểm đầu tư chờ thời
  • Nhân tố nào tác động đến khả năng tăng lãi suất cơ bản?
  • Công ty tài chính cho kẻ “ít tóc” vay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!