Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quan điểm của ADB: Việt Nam nên sớm kết thúc kích cầu

Đây là quan điểm của đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á tại hội thảo về hiệu quả gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, do Hội Các nhà quản trị VN tổ chức ngày 23-7, tại Hà Nội

Đến nay, chương trình kích cầu của Chính phủ đã triển khai được 6 tháng với ba gói giải pháp tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) vay vốn bù lãi suất 4% và cho nông dân vay vốn lãi suất 0% mua thiết bị, vật tư nông nghiệp... Xung quanh các gói giải pháp này hiện đang có rất nhiều ý kiến  khác nhau.

Lãi suất bù chỉ 2,6%/tháng?

Ông Nguyễn Đức Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng, đưa ra nhận định khiến nhiều người giật mình: DN nhỏ và vừa là đối tượng cần được tiếp sức nhiều nhất trong suy thoái kinh tế, nhưng có đến 90% chưa tiếp cận được vốn vay bù lãi suất do thủ tục cho vay quá chặt chẽ và không có tài sản thế chấp để vay vốn.

Ông Thuận dẫn chứng: Đã có 400.000 tỉ đồng cho vay bù lãi suất được giải ngân nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển mới bảo lãnh được 2.600 tỉ đồng, một con số quá nhỏ đối với số lượng khoảng 150.000 DN đang hoạt động. Theo tính toán, DN nhờ hỗ trợ lãi suất nên đã giảm chi phí vay vốn xuống khoảng 35%-37%, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm từ 2%-4%.

Với chính sách bù 4% lãi suất vào vốn vay trong thời hạn 8 tháng thì thực chất mức hỗ trợ lãi suất là 2,66% lãi vay thực trả. Đối với DN lớn, vay nhiều thì mức hỗ trợ lãi suất này rất đáng kể nhưng với DN nhỏ vay ít (do chưa tiêu thụ được hàng hóa) thì mức này không đáng kể.

Doanh nghiệp nhỏ khó hưởng lợi

Giám đốc một DN nhỏ phản ánh ngân hàng chỉ “thích” duyệt hồ sơ có tài sản thế chấp chứ không dựa vào phương án kinh doanh, cho nên có tình trạng ai vay được cứ tranh thủ vay vốn rồi đổ vốn vào bất động sản, chứng khoán trong khi DN này có thiết bị trị giá 10 tỉ đồng, chạy qua mấy ngân hàng đều bị từ chối hoặc chỉ đồng ý cho vay 500 triệu – 800 triệu đồng. “Bà xã tôi đầu tư vào bất động sản từ tháng 2 đến nay đã lãi gấp đôi. Còn DN của tôi từ 200 công nhân đến nay chỉ duy trì được 50 người và sắp tới không vay được vốn để duy trì hoạt động. Có lẽ tôi phải bán nhà xưởng vì DN  nhỏ khó được hưởng lợi từ chính sách kích cầu”- vị giám đốc này nói.

Đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Nick Freeman khuyến cáo chi phí và hậu quả của các gói kích cầu để lại đều do người đóng thuế chịu. Lúc này, Chính phủ cần tính toán kết thúc gói kích cầu vào lúc nào để có thể tăng trưởng bền vững và nên kết thúc sớm để hậu quả không kéo dài. Nếu kết thúc quá muộn, kinh tế VN sẽ tăng trưởng quá nóng như thời kỳ cuối năm 2007.

TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng chính sách hỗ trợ lãi suất “đã đến chân tường” khi lãi suất huy động bắt đầu tăng. Việc tăng lãi suất huy động cho thấy vốn bắt đầu khan hiếm và rủi ro của hiện tượng này là người dân có thể ồ ạt rút tiền tiết kiệm chỗ lãi thấp gửi chỗ lãi cao, ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng.

Việc hạ lãi suất đồng USD để hy vọng kéo giảm lãi suất VNĐ và phát hành trái phiếu Chính phủ gần đây không thành công, cho thấy cần phải có những điều chỉnh mới về chính sách tiền tệ.

TS Thành cũng cho rằng hiện Chính phủ cần chọn một trong hai cách: Hoặc phải giải quyết được hiện tượng “thâm hụt kép” của nền kinh tế (thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại) bằng cách tăng vay nợ nước ngoài hoặc tiết chế các chính sách kích cầu, cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng bằng cách đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thể chế nhằm giảm chi phí cho DN. Đây cũng là biện pháp thúc đẩy khu vực sản xuất, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân trỗi dậy.

TPHCM: 73.009 tỉ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất

Theo báo cáo của Sở Công Thương TPHCM, thực hiện  chủ trương về hỗ trợ lãi suất, tính đến ngày 25-6, các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP đã giải ngân được 73.009 tỉ đồng. Tổng mức lãi vay đã hỗ trợ theo chương trình kích cầu của Chính phủ đạt 515,4 tỉ đồng. Ngoài ra, qua 2 đợt triển khai chương trình kích cầu của TPHCM, có 28 dự án đã và đang được ký hợp đồng tín dụng, từng bước giải ngân thực hiện theo đúng tiến độ. Tổng số vốn đầu tư của các dự án là 3.812 tỉ đồng, trong đó TP hỗ trợ lãi vay là 1.598 tỉ đồng. Dự kiến, trong quý III/2009 sẽ có thêm khoảng 20 dự án trong lĩnh vực công nghiệp được triển khai bằng vốn kích cầu.

T.Nhân 

(Theo Tô Hà/NLĐ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • ANZ: Rủi ro kinh tế của Việt Nam đã giảm
  • Làm gì để doanh nghiệp không găm giữ USD?
  • Các ngân hàng TMCP: Lãi từ đâu ?
  • 6 tháng cuối năm: Ngành Ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng 25-27%
  • FDI trên thế giới sẽ phục hồi trong năm 2010 và tăng mạnh trong năm 2011
  • Thị trường bảo hiểm vẫn hấp dẫn
  • Ngân hàng và nỗi lo nợ xấu
  • Fitch Ratings đánh tụt hạng tín nhiệm nợ của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!