Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Fitch Ratings đánh tụt hạng tín nhiệm nợ của Việt Nam

Với mức xếp hạng BB-, Việt Nam đang có chung định mức tín nhiệm nợ đồng nội tệ với Kenya và Serbia - Ảnh: Quang Liên.
 
 
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 30/6 đã đánh tụt một bậc xếp hạng định mức tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức BB-.

Fitch Ratings cũng cho biết, xếp hạng định mức tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng ngoại tệ của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức BB-. Triển vọng của hai loại định mức tín nhiệm nợ bằng VND và ngoại tệ cùng được Fitch điều chỉnh lên mức “ổn định”.

Trong báo cáo của Fitch Ratings, hãng xếp hạng tín nhiệm này nhận định, tình hình tài khóa của Việt Nam “bị xói mòn bởi những điểm yếu thuộc về cơ cấu, bao gồm một nền tảng doanh thu ở mức thấp và sự phụ thuộc và nguồn thu đầy biến động từ dầu lửa”. “Những vấn đề này đã trở nên nổi cộm trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay và những biến động gần đây của giá dầu thô”, báo cáo viết.

Fitch Ratings cho rằng, số liệu thống kê công bố sắp tới có thể cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng tốc trong quý 2 này, từ mức tăng trưởng yếu trong quý 1 của năm. Tuy nhiên, hãng nhận định, sự phục hồi này khó có thể giúp Việt Nam tránh được sự gia tăng của thâm hụt ngân sách.

Fitch Ratings dự báo, thâm hụt ngân sách chính phủ của Việt Nam sẽ là 9,3% trong năm nay và 7,8% vào năm 2010, cao hơn gấp đôi so với mức thâm hụt ngân sách trung bình ở những nền kinh tế có định mức tín nhiệm nợ hạng BB.

Với mức xếp hạng BB-, Việt Nam đang có chung định mức tín nhiệm nợ đồng nội tệ với Kenya và Serbia. Trong số 18 nền kinh tế châu Á mà Fitch theo dõi, Việt Nam có mức xếp hạng tín nhiệm nợ nội tệ đứng thứ 4 từ dưới lên, cao hơn so với Sri Lanka, Papua New Guinea và Mông Cổ.

 

(Theo VnEconomy // Bloomberg)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận tăng trong 6 tháng cuối năm
  • Làn sóng đua tăng lãi suất huy động VND có kích hoạt lạm phát?
  • Minh bạch, cẩn trọng, hài hòa để vượt khủng hoảng
  • Vốn ODA vào Việt Nam vẫn tăng
  • TP.HCM với chiến lược thu hút vốn FDI hiệu quả
  • Môi giới bảo hiểm bao giờ… gặp thời?
  • Nhà đầu tư tư nhân: “Ông chủ mới” của hạ tầng giao thông
  • Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!