Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định của Chính phủ về ngân hàng đạt chuẩn: Áp lực lớn với ngân hàng nhỏ

Thời điểm 31-12-2008 đang đến gần, các ngân hàng nhỏ có số vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng  ráo riết tìm cách, thu hút cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ…

Một số lựa chọn để đạt chuẩn

Theo Nghị định 141/CP của Chính phủ, đến hết năm 2008, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng TMCP phải đạt 1.000 tỷ đồng, sau thời điểm trên, các ngân hàng không đạt chuẩn về vốn điều lệ sẽ phải sáp nhập với các ngân hàng lớn hơn hoặc giải thể. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo một nghị định mới về quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng với những tiêu chuẩn cao, chặt chẽ hơn về hoạt động ngân hàng. Trong đó, mức vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng sẽ nâng lên đến 3.000 tỷ đồng. Điều này càng tạo áp lực lớn cho các ngân hàng nhỏ.

Theo NHNN, tính đến cuối tháng 10- 2008, vẫn còn nhiều ngân hàng TMCP có vốn điều lệ dưới chuẩn. Đó là các ngân hàng Đệ Nhất  609 tỷ đồng); Thái Bình Dương 566 tỷ đồng, Kiên Long 580 tỷ đồng, Đại Tín 504 tỷ đồng, Việt Nam Thương Tín, Gia Định, Mỹ Xuyên, Xăng dầu Petrolimex và Đại Á đều có mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Các ngân hàng nhỏ đứng trước một số lựa chọn, hoặc kêu gọi cổ đông, góp vốn, tăng vốn điều lệ để đạt chuẩn, hoặc sáp nhập, bán cho các ngân hàng lớn hoặc giải thể, phá sản. Tuy nhiên, việc kêu gọi cổ đông góp thêm tiền mua cổ phần để tăng vốn điều lệ, hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng vào thời điểm này rất khó thực hiện. Trừ một số ngân hàng như Gia Định, có cổ đông lớn là Vietcombank (nắm giữ 30% vốn điều lệ) có sự hỗ trợ trong trường hợp không bán hết cổ phần để tăng vốn điều lệ, nhiều ngân hàng khác đang cố gắng tìm cổ đông chiến lược. Trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm, nền kinh tế thế giới suy thoái, cổ đông và các quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài đều không mặn mà với việc mua cổ phần ngân hàng. Nhất là, ngay khi cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Sacombank, Eximbank, Đông Á cũng chỉ có giá trên dưới 20.000 đồng/cổ phiếu, giảm tới 60-70% so với thời điểm cuối năm 2007. Cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác có giá dưới mệnh giá như Sài Gòn- Hà Nội, Đại Dương, An Bình... Ngoài ra, các thủ tục phức tạp về việc xin phép Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng không thể làm nhanh được. Giải pháp tối ưu hơn là sáp nhập hoặc mua ngân hàng. Các ngân hàng lớn, tiềm lực mạnh có thể đứng ra sáp nhập một số ngân hàng nhỏ để tăng thêm thị phần và tận dụng nguồn nhân lực, mạng lưới cơ sở vật chất của  ngân hàng “con”. Nếu mua ngân hàng cũng thuận lợi, vì mức giá của các ngân hàng khá hấp dẫn. Mặt khác, điều này tránh cho các ngân hàng nhỏ bị giải thể, có thể sẽ gây ra những hệ luỵ dây truyền.

Cần có “khung” pháp lý

Việc mua bán, sáp nhập hay giải thể các ngân hàng là chuyện bình thường trong quá trình sản xuất, kinh doanh  trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp, ngân hàng cũng là doanh nghiệp đặc thù. Song, trong thời điểm “nhạy cảm” này, các cơ quan chức năng nhà nước, nhất là NHNN cần tăng cường quản lý hoạt động của các ngân hàng TMCP. Trước hết,  cần sớm có  hướng dẫn các ngân hàng về việc kéo dài thời gian thực hiện “chuẩn” hay không vì, nhiều ngân hàng vẫn đang hy vọng, do tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay. NHNN có thể gia hạn thời gian đạt chuẩn về vốn điều lệ. Trong trường hợp không gia hạn, NHNN cần có thông báo rõ, xây dựng khung pháp lý và hướng dẫn cho các ngân hàng lớn tổ chức thương lượng với các ngân hàng nhỏ để mua bán hay sáp nhập, tránh gây hoang mang trong nhân dân, nhất là đối với khách hàng gửi tiền vào các ngân hàng nhỏ, dẫn đến việc ồ ạt rút tiền.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng là để có biện pháp ứng phó, phòng ngừa kịp thời các nguy cơ, rủi ro. Đối với ngân hàng làm ăn không có lãi, thường xuyên phải vay vốn liên ngân hàng, cho vay không an toàn, nợ xấu cao… cần được xem xét, đánh giá kỹ. Những ngân hàng này có nhiều nguy cơ gây ra những bất ổn trên thị trường tiền tệ. Giải quyết tình trạng này cũng là góp phần làm cho thị trường tài chính- tiền tệ lành mạnh, an toàn và hiệu quả, giữ vững ổn định nền kinh tế và trạt tự xã hội./.

(Theo Hải phòng Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hiệu quả vẫn phải là ưu tiên số một
  • Châu Á đang chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • IMF: 2009 lạm phát Việt Nam dưới 10%, tăng trưởng 5%
  • Nghĩ về vòng quay tiền tệ
  • Thị trường vàng 2008: Hai nửa đối lập
  • 3 nguồn vốn để kích cầu
  • Triển vọng thị trường trái phiếu 2009?
  • Trong kích cầu tiêu dùng, chính sách tiền tệ là quan trọng nhất.
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!