Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trong kích cầu tiêu dùng, chính sách tiền tệ là quan trọng nhất.

Trái với quan điểm của các chuyên gia kinh tế rằng, trong kích cầu đầu tư, quan trọng không phải là lãi suất cao hay thấp, mà là đầu ra của sản phẩm, thì ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam lại khẳng định, trong kích cầu tiêu dùng, chính sách tiền tệ là quan trọng nhất.


Theo quan điểm của ông Ruệ, trải qua cơn bão lạm phát vừa qua, người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, thu nhập đã giảm hẳn và có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Nhưng dù tiêu dùng trong nước có giảm, thì những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc vẫn phải cần. Vì thế, ông Ruệ cho rằng, kích cầu tiêu dùng thì phải "kích" từ những hàng hóa tối thiểu nhất, ngay cả những mặt hàng thiết yếu trước xuất khẩu được, bây giờ gặp khó khăn thì cũng nên đưa về thị trường trong nước.

"Nhưng vấn đề quan trọng là giá cả thế nào? Nếu cứ mang giá xuất khẩu để bán ở trong nước thì sẽ không ai mua. Tôi cho rằng, doanh nghiệp có thể sẽ phải chấp nhận lỗ để thu hồi vốn, chuẩn bị cho một "trận chiến" mới, hơn là giữ mức giá cao để bị hàng hóa Trung Quốc đánh bạt. Làm được như vậy là doanh nghiệp đã tự cứu mình", ông Ruệ nói.

Đây là một thực tế đang được cảnh báo, bởi hàng Trung Quốc, sau khi gặp khó khăn trong xuất khẩu, đang ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam. Hơn thế, theo ông Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hàng hóa Trung Quốc phần nhiều là giống chủng loại hàng hóa của Việt Nam, trong khi giá cả thì rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu không có chính sách, chiến lược cụ thể, sẽ khó có thể cạnh tranh được.

Cũng theo ông Ân, để kích cầu tiêu dùng thì phải có tiền cho người dân. "Nói thì dễ, nhưng kích cầu tiêu dùng là rất khó, vì tiền không có thì không thể kích thích người dân tiêu dùng được", ông Ân nói. Đồng quan điểm này, ông Ruệ cho rằng, "Với số dân là 86 triệu, mỗi người chỉ cần chi tiêu thêm 20.000 đồng/tháng là đã có thể tạo thêm một khoản lớn cho thị trường rồi. Vì thế, Chính phủ phải kích cầu bằng cơ chế, chính sách, bằng ưu đãi cho vay. Chẳng hạn, cho người nông dân vay, người nghèo vay thì hạ thêm 3 - 4 điểm phần trăm lãi suất, thời gian cũng kéo dài ra, cho đến hết vụ sản xuất".

Hơn thế, theo quan điểm của ông Ruệ, không thể tách rời việc kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Bởi lẽ, khi kích cầu tiêu dùng đã đủ đến mức thị trường hồi phục, mà lại không có sản xuất thì sẽ làm lạm phát quay trở lại. Vì tiêu dùng chính là đầu ra của sản xuất, là động lực cho sản xuất, ngược lại, sản xuất tạo nguồn hàng cho tiêu dùng, nên phải thực hiện song song hai biện pháp này.

"Sản xuất bao giờ cũng có chu kỳ của nó. Chẳng hạn, lúa gạo phải 3 tháng theo mỗi mùa vụ, nếu không kích thích sản xuất ngay từ bây giờ thì đến lúc kích thích được tiêu dùng, sẽ gây mất cân đối cung - cầu. Hơn nữa, không có sản xuất thì không có sản phẩm, tạo ra khoảng trống cho hàng hóa Trung Quốc tràn vào", ông Ruệ nhận định và cho rằng, cùng với kích cầu vào khu vực nông thôn, nên đồng thời kích thích sản xuất ở khu vực này. Biện pháp, đó là ưu đãi về lãi suất ngân hàng, điều kiện vay, điều kiện thanh toán, cho đảo nợ, giãn nợ, thậm chí xóa nợ...

Được tạo điều kiện vay ưu đãi, người nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ quay lại với sản xuất, qua đó có thêm thu nhập để tăng tiêu dùng. "Khu vực nông thôn của Việt Nam rất rộng lớn, chỉ cần thêm 1% tiêu dùng của họ, thì đã tiêu thụ được một lượng hàng hóa rất lớn", ông Ruệ nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội thì vẫn nhất quán với quan điểm rằng, để kích cầu tiêu dùng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, như giảm mạnh giá hàng tiêu dùng; điều chỉnh tăng lương; giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp; tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời thực hiện giãn, khoanh nợ và tăng các hỗ trợ an sinh xã hội, nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí...

Việc tăng cho vay tiêu dùng, đặc biệt là áp dụng một mức lãi suất riêng cho vay tiêu dùng, cũng đã hơn một lần được các chuyên gia đề cập. Đặc biệt, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa qua, ông Ashok Sud, Trưởng nhóm Ngân hàng của VBF, đã đề xuất rằng, trong điều kiện phải kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước để lấp khoảng trống khi nhu cầu trên thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần được khuyến khích mở rộng và phát triển.

(Theo báo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2008: Nhiều quỹ đầu tư lỗ lớn
  • Gấp rút triển khai kế hoạch kích cầu nền kinh tế:, Tổng gói kích cầu lên đến 6 tỉ USD
  • Mua bán nợ xấu ngân hàng gần như chưa có, vì sao?
  • “Sẽ có khoảng 10 dự án được nhận kích cầu”
  • DN làm gì để trụ vững khi kinh tế suy giảm?
  • NHNN sẽ tiếp tục "cầm cương" tỉ giá
  • Phó Chủ tịch WB James Adams: Các ngân hàng ở châu Á sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng
  • Nhiều giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!