Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyết định bất ngờ, táo bạo của BOJ

Ngày 5/10/2010, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo giảm lãi suất chỉ đạo xuống gần mức 0% để đối phó với tình trạng đồng Yên mỗi ngày mỗi lên giá gây khó khăn cho kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Ảnh TTXVN

Theo BOJ, lãi suất cơ bản ở mức 0,1% kể từ cuối 2008 vốn đã bị coi là rất thấp nhưng nay còn bị cắt xuống nữa. Giá cả sụt giảm và đồng Yên tăng cao làm ảnh hưởng xấu đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản là các yếu tố khiến nền kinh tế Nhật Bản bị coi là yếu kém.

Biện pháp tài chính này gây bất ngờ cho thị trường chứng khoán, trong khi giới phân tích lo ngại các khu vực tiền tệ lớn lao vào một cuộc cạnh tranh bằng cách phá giá đồng tiền.

Cùng với  việc hạ lãi suất, BOJ đã quyết định một số biện pháp khác như: lãi suất chỉ đạo sẽ được công bố mỗi ngày trong biên độ từ 0% - 0,1%, lãi suất sẽ được duy trì ở 0% nếu giá cả không ổn định; thành lập quỹ tạm thời huy động gần 50 tỷ USD để mua công trái của nhà nước và trái phiếu của xí nghiệp, “bơm” cho ngân sách quốc gia và cho doanh nghiệp tư nhân; dự trù một ngân khoản 300.000 tỷ Yên (tương đương với 350 tỷ USD) trong khuôn khổ một chương trình cho vay.

Quyết định của BOJ đã được thị trường chứng khoán đón nhận tích cực. Đồng Yên sụt giá so với đồng USD theo như mong đợi của Chính phủ và tạo phản ứng hưng phấn, nâng chỉ số Nikkei lên 1,47% vào cuối ngày 5/10.

Một chuyên gia của HSBC Securities nhận định, đây là một quyết định hết sức bất ngờ và táo bạo. BOJ đã gửi một thông điệp tích cực cho các thị trường vốn chỉ trông chờ các bước đi nhỏ và dần dần.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp 2 ngày của Hội đồng Chính sách BOJ khi nhận định các rủi ro suy thoái kinh tế đối với nền kinh tế Nhật Bản đang gia tăng do sự suy giảm kinh tế toàn cầu và đồng Yên liên tục tăng giá.

BOJ khẳng định sẽ tiếp tục giữ lãi suất chính sách ở mức xấp xỉ 0% cho đến khi giá cả ổn định trở lại.

(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cẩn thận khi lướt "sóng ngầm" giá vàng!
  • Đầu tư vào thị trường bất động sản: Các doanh nghiệp e dè hơn
  • Lời giải cho bài toán tỷ giá
  • Bất động sản “trên bến, dưới thuyền”
  • Chữa "bệnh" phụ thuộc ngân hàng
  • Chung cư cao cấp: Chọn mặt gửi vàng
  • Thị trường bất động sản du lịch: Tác động từ dự án “khủng”
  • WGC khuyên giới đầu tư nên duy trì vị thế vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!