Chưa có trải nghiệm thực tế
TS. Nguyễn Minh Kiều, giảng viên Chương trình kinh tế Fulbright cho rằng, công cụ tài chính phái sinh về bản chất không xấu. Nó giúp bảo hiểm các giao dịch trong hoàn cảnh thị trường biến động thất thường, nên có thể cho phép sử dụng, nhưng cần phải hạn chế hành động đầu cơ trục lợi, lũng đoạn thị trường.
Trong thời gian qua, có khe hở trong hình thức repo chứng khoán. Nếu như nhà đầu cơ nào đó dự đoán được giá sẽ liên tục giảm 66% từ đầu năm cho đến cuối năm 2008, thì họ sẽ đem cầm cố tất cả các chứng khoán mà họ có hoặc có thể vay mượn.
Các công ty chứng khoán Việt Nam sẽ gặp phải hình thức “cầm cố dưới chuẩn”, có thể dẫn đến sụp đổ giống như các tổ chức tài chính trên thế giới, nếu như các nhà đầu cơ không chịu mua lại các chứng khoán này. Thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, các công ty chứng khoán phải bán đổ bán tháo chứng khoán cầm cố khi các nhà đầu cơ không chịu mua lại.
Để tránh những biến động bất thường trong hoạt động tài chính tiền tệ giai đoạn hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức nêu ý kiến cần phải phát triển hệ thống bảo hiểm và bảo lãnh tài chính. Nhưng với tính chất dễ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, những người gửi tiền hy vọng được đền bù thiệt hại khi tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên tồi tệ, nhưng chính các kỳ vọng này lại gây ra sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.
Theo TS. Nguyễn Hồng Nga, giảng viên khoa Kinh tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), bằng cách cung cấp các chương trình bảo hiểm tiền gửi, chính phủ có thể can thiệp bằng cách điều tiết khi cần thiết, thậm chí đóng cửa các ngân hàng không lành mạnh hoặc vỡ nợ. Mặc dù bảo hiểm tiền gửi rất phổ biến, nhưng lại là nguyên nhân gây ra tâm lý chấp nhận rủi ro cao hơn, hay còn gọi là hành vi lợi dụng bảo lãnh, cố ý làm liều. Khi có bảo hiểm, những người gửi tiền sẽ giảm động cơ giám sát ngân hàng và tạo ra hành vi chấp nhận rủi ro, nếu đi kèm với hoạt động điều tiết và giám sát lỏng lẻo.
Nếu quản lý tốt, thì có thể mở rộng các sản phẩm tài chính
Việt Nam đã thực hiện khá tốt việc ngăn chặn các hình thức đầu cơ trục lợi, tạo biến động thị trường, nhằm thu lợi từ các công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động mua bán chứng khoán. Chính phủ chỉ mới cho phép sử dụng quyền chọn trong các giao dịch mua bán ngoại tệ. Những doanh nghiệp nào có chứng minh cụ thể về các giao dịch của mình, thì được phép thực hiện.
Theo ông Trevor Norwood, cố vấn đầu tư tài chính Công ty tư vấn Eukleia, phát triển công cụ tài chính phái sinh phải hết sức thận trọng. Kinh doanh chứng khoán phái sinh tạo ra nguy cơ mất thanh khoản rất cao đối với một số loại chứng khoán, do đó cũng nên có quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Việt Nam không cho phép sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong lĩnh vực chứng khoán, nên còn bị hạn chế so với các nước khác, nhưng không nhất thiết phải cho phép thực hiện các giao dịch này. Chỉ nên cho phép thực hiện khi có khả năng và các biện pháp quản lý rủi ro.
Ông Trần Bửu Long, Phó giám đốc Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn là do các phương án kinh doanh không đạt yêu cầu. Số lượng doanh nghiệp được bảo lãnh không nhiều. Hoạt động chính của Quỹ là hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện hoàn chỉnh phương án kinh doanh. Chính vì đồng hành với các doanh nghiệp trong thực hiện dự án, mà Quỹ có thể đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh thực sự của doanh nghiệp và loại trừ được các rủi ro.
(Theo dautu)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com