Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góc nhìn Đầu Tư: Từ bóng đá đến kinh tế

Đêm Gala tôn vinh AFF Cup diễn ra tại Hà Nội tối 7/1 vừa qua đã làm sống lại cảm xúc hân hoan trong lòng người hâm mộ. Với nỗ lực không mệt mỏi, tinh thần đoàn kết, gắn bó, quyết thắng, các cầu thủ Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã vượt qua mọi cửa ải, giành ngôi vô địch AFF Cup, mang đến cho người hâm mộ sự vui sướng tột độ.

Thế nhưng, trong niềm hân hoan chiến thắng, ông Calisto - người dẫn dắt đội tuyển giành ngôi vương ở Đông Nam Á, vẫn không quên nhấn mạnh với các học trò rằng, cần phải quên chiếc Cup AFF để trở về với thực tại, đối mặt với khó khăn sắp tới. Ông nhắc nhở các tuyển thủ: "Tuyển Việt Nam phải nhanh chóng lấy lại thăng bằng, bởi phía trước có rất nhiều việc phải làm.

Chúng ta được quyền mừng vui, được phép hưởng thụ những vinh quang đạt được nhưng đến bây giờ, cần phải gác lại tất cả để trở lại với công việc theo cách nghiêm túc nhất". Tuyển Việt Nam sẽ bắt đầu năm 2009 được dự báo là rất khó khăn bằng cuộc đọ sức với Libăng ở trận đấu đầu tiên vòng loại Asian Cup 2011. Theo ông, "các đối thủ luôn tiến bộ, chúng ta cũng cần phải làm được điều này thay vì cứ nhìn về quá khứ để mà tự hào. Cách tốt nhất để đương đầu với khó khăn là làm việc cật lực".

Tư duy của ông Calisto có thể làm chúng ta liên tưởng đến bài học bổ ích trong phát triển kinh tế. Để thành công, huấn luyện viên Calisto là người đầu tiên tìm ra lối đá phù hợp với tố chất của người Việt Nam. Đó là lối đá uyển chuyển, linh hoạt và cực kỳ nhẫn nại. Trong tư duy phát triển kinh tế cũng thế. Người Việt Nam cần phải tự tin tìm cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược riêng. Có như thế, chúng ta mới phát triển thành công và tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng đặt ra nhiều thử thách khắc nghiệt.

Một điểm cần chú ý nữa là sau những trận thua của đội tuyển bóng đá Việt Nam dưới thời Calisto, vị huấn luyện viên này đều nhóm họp đội tuyển, nghiêm khắc rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Đây là làm không mới, nhưng có lẽ vẫn rất cần thiết trong điều hành, phát triển kinh tế hiện nay.

Ngủ quên trên chiến thắng, không nhìn ra điểm yếu của mình, tấn công dàn trải cũng là những bài học trong bóng đá cần được lưu tâm trong phát triển kinh tế hiện tại. Sẽ rất nguy hiểm khi chỉ say sưa với những thành quả đạt được, mà không phân tích đúng mức những hạn chế, lổ hổng nội tại của nền kinh tế.
Trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn đối với kinh tế nước ta sẽ là tất yếu. Muốn vượt qua khó khăn, giành thắng lợi, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp phải làm việc và làm việc cật lực, sáng tạo- cũng như bóng đá vậy.

Thực tế cho thấy, nhiều tỉnh, địa phương hiện đầu tư ồ ạt, xây dựng một loạt nhà máy, khu công nghiệp, bến cảng... mà chưa biết tận dụng lợi thế riêng, chưa tập trung vào những lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đến khi gặp khó khăn, mới thấy khó có thể trông chờ vào lĩnh vực cụ thể nào có thể giúp mình vượt qua thời kỳ sóng gió.

Trong bóng đá, bài học từ đầu tư dàn trải, đa ngành cũng cho thấy điều đó. Những ông chủ của Câu lạc bộ Manchester United chỉ lo chuyên tâm làm bóng đá thì sống khỏe, bất chấp khủng hoảng, trong khi ông chủ Abramovich của đội bóng nước Anh - Chelsea thì ngược lại. Thiết nghĩ, những yếu tố trên, cộng với niềm tin chiến thắng cùng "tinh thần làm việc cật lực" (như lời ông Calisto) sẽ giúp chúng ta phát triển bền vững hơn cả trong kinh tế và bóng đá.

(Theo dautu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh tế-Đầu tư: Không quên dài hạn
  • Năm 2008: Đài Loan đứng đầu đầu tư FDI tại Việt Nam
  • Hai mặt của chính sách
  • Mỹ: Khủng hoảng thanh khoản hay khủng hoảng niềm tin?
  • Giá vàng trong nước thấp hơn thế giới, vẫn khó xuất khẩu
  • Đầu tư vàng có an toàn?
  • 2009: Đồng tiền sinh lời ở đâu?
  • Đầu tư vào đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!