Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao giá vàng vẫn còn tăng cao?

Các biện pháp thông minh hiện tại - bao gồm điều chỉnh tăng dần lãi suất và nâng giá dần dần đồng nhân dân tệ sẽ góp phần tích cực cho đà phát triển kinh tế lâu dài và lành mạnh của Trung Quốc. Đây chính là kịch bản tốt nhất cho sự tăng trưởng về nhu cầu đồ trang sức và đầu tư vàng tại quốc gia này.

Trước tiên, thị trường phản ứng với Báo cáo Ngân hàng Thế giới về vàng

Kích thích sự đi lên của giá vàng hồi đầu tuần trước chính là nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới- ông Robert Zoellick- trên trang Financial Times khi ông cho rằng các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang xem xét việc coi vàng như một phần của "hệ thống tiền tệ hợp tác". Vàng tăng cao và nhiều phương tiện truyền thông tài chính nhảy vào đưa tin về việc Ngân hàng Thế giới đã bất ngờ ủng hộ sự trở lại thời đại bản vị vàng.

Nhưng nếu chúng ta quan tâm nhiều hơn thì có thể nhận thấy ý đồ của Zoellick chỉ là coi vàng như là một chỉ số xác định giá trị tiền tệ tương đối trong một số hệ thống tiền tệ toàn cầu mới. Điều đó còn khá xa vời so với mong muốn quay lại thời đại bản vị vàng- một ý tưởng có vẻ không khả thi đối với chúng ta.

Phản ứng nhanh giống như lúc họ nhảy vào vàng, nhiều nhà đầu tư và các nhà đầu cơ nhanh chóng thoát trạng thái khi họ hiểu được mục đích của những lời đánh giá trên.

Thứ hai, nỗi lo về tình hình nợ chủ quyền tại Eurozone

Mối quan ngại gia tăng về tình hình nợ chủ quyền Eurozone một lần nữa lại khiến đồng tiền chung châu Âu mất giá, giúp đồng USD trở thành đồng tiền an toàn hơn. Và điều này cũng khiến giá vàng được định giá bằng đồng đô la trượt giảm.

Tuy nhiên, nếu rủi ro của đồng euro tiếp tục gia tăng, chúng ta sẽ thấy nhu cầu vàng vật chất tại châu Âu và nhiều nơi khác sẽ mạnh lên và tác động tích cực tới giá cả kim loại quý. Và chừng nào rủi ro của đồng euro diu bớt, vàng lại được lợi từ đà trượt giảm của đồng USD.

Thứ ba, triển vọng tỷ lệ lãi suất của Trung Quốc

Một nguyên nhân kéo giá vàng đi xuống hồi cuối tuần trước chính là tin đồn về việc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tức PBOC sẽ sớm tăng lãi suất ngắn hạn hoặc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn lạm phát gia tăng, hạ nhiệt thị trường chứng khoán và bất động sản cũng như ngăn chặn đà tăng trưởng kinh tế quá nóng tại đây.

Phản ứng tiêu cực đã gây áp lực lên giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thượng Hải và các thị trường chứng khoán khác trong khu vực. Giá vàng cũng chật vật với những tin đồn thắt chặt tiền tệ của PBOC. Trung Quốc cùng với Ấn Độ hiện đang là 2 thị trường vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu vàng trang sức và đầu tư luôn mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào sự tăng giá của kim loại trong những năm gần đây.

Có thể thấy, thị trường vàng Trung Quốc đang phụ thuộc mạnh mẽ vào việc mở rộng tăng trưởng kinh tế, thu nhập hộ gia đình tăng cao và tầng lớp trung lưu ngày càng xuất hiện nhiều ở nước này. Các biện pháp thông minh hiện tại - bao gồm điều chỉnh tăng dần lãi suất và nâng giá dần dần đồng nhân dân tệ sẽ góp phần tích cực cho đà phát triển kinh tế lâu dài và lành mạnh của Trung Quốc. Đây chính là kịch bản tốt nhất cho sự tăng trưởng về nhu cầu đồ trang sức và đầu tư vàng tại quốc gia này.

Thứ 4, thị trường vàng vật chất vẫn rất sôi động

Nhu cầu vàng tại các thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và các trung tâm thương mại Đông Nam Á, vẫn tăng cao những tuần gần đây. Đầu năm nay, và trong năm ngoái, những dự đoán rằng nhu cầu vật chất sẽ ổn định khi giá vàng dao động trong phạm vi $1.300 -$1.400 là điều mà các nhà phân tích thị trường không dám nghĩ tới.

Trong quá khứ, khi giá vàng leo lên các ngưỡng cao $1000, $1100, $1200 và $1300 – rất nhiều người kỳ vọng lực bán vật chất sẽ tăng mạnh và dòng chảy vàng thô cũ tại các địa phương này sẽ xuất hiện. Nhưng cho tới tận bây giờ, ngay cả khi kim loại quý tiến gần ngưỡng $1,400/ounce, chúng ta vẫn thấy sự ổn định trong nhu cầu vàng vật chất và chỉ có một số lượng rất hạn chế các vàng thô cũ trở lại thị trường thế giới.

Điều này cho thấy đây không chỉ là một sự đánh giá cao về giá trị của vàng - mà còn lại một tinh thần đánh giá, điều chỉnh tích cực trong sự mong đợi của nhiều người tham gia thị trường vàng đối với mức giá hiện tại và tương lai của vàng.

Nếu  lực mua vàng vật chất vẫn vững chắc - và thậm chí nhiều hơn như vậy, nếu nhu cầu vàng vẫn phản ứng tích cực với các mức giá thấp hơn trong những ngày gần đây - chúng ta có thể hy vọng rằng quý kim sẽ sớm tăng lên mức cao mới mọi thời đại.

Thực tế là chưa có điều gì thay đổi

Vào ngày 15/11/2010, trong khi một vài người đã đề cập tới "cái chết" của vàng và cho rằng những điều chỉnh hiện tại chính là tín hiệu về xu hướng tăng giá của vàng đã chấm dứt, chúng tôi vẫn tin tưởng vào dự báo lâu dài của chúng tôi.

Trên thực tế, chúng tôi đã thường xuyên cảnh báo biến động 2 chiều của giá vàng sẽ vẫn tồn tại trong những nỗ lực bứt phá tiếp theo - lần đầu tiên đến $2,000/ounce, sau đó đến $3,000, và có lẽ sẽ còn leo cao hơn trong những năm tới.

Các xu hướng tăng điểm chính (chính sách tiền tệ Mỹ và sự sự thiếu vắng các chính sách tài khóa gắn kết; sự mất giá của đồng đôla trong dài hạn sẽ và giảm bớt sức hấp dẫn của nó như là một tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương; ngân hàng trung ương trở thành người mua ròng vàng; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế lành mạnh và nhu cầu ngày càng tăng về đồ trang sức vàng và đầu tư tại Trung Quốc và Ấn Độ; sức hấp dẫn đầu tư tăng từ các nhà đầu tư bán lẻ và các thể chế; phát triển các sản phẩm đầu tư vàng kiểu mới; tiếp tục vấn đề nợ chủ quyền tại một số quốc gia châu Âu và cảnh báo suy giảm sức hấp dẫn của đồng euro như là một loại tiền tệ quốc tế; và ít có sự tăng trưởng về sản lượng mỏ vàng thế giới trong nhiều năm tới) mà từ lâu đã hỗ trợ cho dự đoán tăng giá của chúng tôi- đến ngày hôm nay- vẫn còn hợp lệ.

Trên đây là nhận định của Jeffrey Nichols- Giám đốc điều hành American Precious Metals Advisors và Senior Economic Advisor và được coi là một nhà kinh tế hàng đầu về kim loại quý trong hơn 25 năm qua. Khách hàng của ông đã bao gồm ngân hàng trung ương, các công ty khai thác mỏ, các quỹ đầu tư, các công ty kinh doanh, các nhà sản xuất đồ trang sức và những người quan tâm đến thị trường kim loại quý.

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!