Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao ủy thác đầu tư tại các ngân hàng luôn đột biến khi nợ xấu tăng cao?

Thay vì phải báo cáo về nợ xấu thì các ngân hàng ghi tăng lên tương ứng với mục tài sản khác hoặc ngân hàng bán đi các khoản nợ này nhưng chỉ trên giấy tờ.

Soi lại Báo cáo tài chính của 37/39 ngân hàng thương mại trong năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng tài sản cũng như nguồn tăng 20,5% trong đó tăng trưởng tín dụng tăng 16%. Nhưng đáng chú ý là mục tăng mạnh nhất là tài sản khác bao gồm khoản phải thu và những khoản ủy thác đầu tư lên tới 40,5%.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách Công, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng sự tăng lên của hạng mục kém minh bạch nhất là hạng mục tài sản khác cho thấy phần nào hoạt động kém minh bạch của ngân hàng.

Ông Thành chỉ ra nghiên cứu cho thấy, thông thường, mục tài sản khác bao gồm khoản phải thu và ủy thác đầu tư sẽ chiếm một phần nhỏ trong số các hạng mục của ngân hàng; tuy nhiên, mỗi khi hệ thống ngân hàng gặp trục trặc, nợ xấu tăng lên, tín dụng tăng trưởng chậm thì lại là lúc gia tăng mạnh của hạng mục kém minh bạch này.

Chi tiết trong hạng mục tài sản khác là các khoản phải thu, ủy thác đầu tư và cụ thể hơn nữa chính là những khoản nợ quá hạn được Ngân hàng chuyển sang cho các công ty quản lý tài sản hay chuyển sang bên thứ ba.

Và thay vì phải báo cáo về nợ xấu thì các ngân hàng ghi tăng lên tương ứng với mục tài sản khác hoặc ngân hàng bán đi các khoản nợ này nhưng chỉ trên giấy tờ và thực chất chưa thu được tiền về.

Đây cũng chính là lí do giải thích cho việc tại sao trên sổ sách hay qua NHNN công bố con số nợ xấu luôn thấp hơn nhiều so với con số trên thực tế.

Quay ngược trở lại cách đây vài năm, khi tín dụng dành cho bất động sản tăng quá nhanh, tỷ lệ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tỷ trọng cho vay của ngân hàng và để hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản, NHNN ra chỉ thị hạn chế cho vay với lĩnh vực phi sản xuất cụ thể là bất động sản và chứng khoán.

Các NHTM đã thực hiện rất "nghiêm túc" chỉ thị này thể hiện qua báo cáo các con số cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán giảm rất mạnh.

Tuy nhiên, ông Thành lại chỉ ra rằng thực chất các ngân hàng mới chỉ "thay tên đổi họ" cho các khoản mục cho vay này chứ quy mô hoàn toàn không được giảm xuống.

Thông thường, các ngân hàng phân loại khoản mục cho vay theo phân ngành kinh tế gồm có cho vay hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn (hay chính là cho vay bất động sản) và cho vay phục vụ cá nhân dịch vụ cộng đồng và dịch vụ khác.

Và khi ngân hàng ghi giảm tỷ phần cho vay bất động sản xuống thì đồng thời hạng mục cho vay kinh doanh hộ cá nhân, hỗ trợ cộng đồng tăng lên và rõ ràng, phần cho vay bất động sản vẫn đang nằm ở đây.

Thực tế đã chứng minh điều này bởi nếu đúng như tỷ trọng tín dụng cho vay bất động sản đã thực sự giảm xuống trong thời gian trước thì tình trạng nợ xấu trong lĩnh vực này hiện nay đã không trầm trọng đến vậy.

Cũng theo ông Thành, việc tăng trưởng tín dụng thấp trong thời gian qua là một vấn đề dễ hiểu. Vì sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, việc chững lại hoặc thậm chí giảm cũng đã bắt gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Tuy nhiên, lựa chọn hướng đi cho vốn tín dụng thời điểm này lại cần sự bàn bạc nhiều hơn từ phía các cơ quan điều hành để có con đường phù hợp: đẩy mạnh cho vay tiếp để đảo nợ hay để doanh nghiệp chấp nhận đau khổ bán tài sản để tự giải quyết…

Khánh Linh  

Theo TTVN

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mafia và ngân hàng: mối quan hệ nguy hiểm
  • Ngân hàng 'đơn độc' chống khủng hoảng?
  • TS Trần Hoàng Ngân: “Để lạm phát trở lại, niềm tin sẽ suy giảm”
  • Bài học từ thời vỡ quỹ tín dụng
  • 10 dấu hiệu doanh nghiệp "làm xiếc" với báo cáo tài chính
  • FDI vào khai thác biển: Nhất tiễn song điêu
  • Chuyên gia quốc tế nói gì về tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu?
  • Chính sách lãi suất thấp: nên hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!