Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng lãi suất chủ chốt: Một tên trúng hai đích?

Ngày 29/4, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến đã chính thức bác bỏ tin đồn nới trần lãi suất huy động từ 14% lên 16% để giúp các NH tiếp cận vốn trong dân dễ dàng hơn.

Khó vay vốn rẻ


Thay vào đó, NHNN chính thức công bố nâng mức lãi suất tái chiết khấu từ 12% lên 13% và lãi suất tái cấp vốn từ mức 13% lên 14% áp dụng từ ngày 1/5. Với quyết định trên, các NHTM sẽ phải trả chi phí cao hơn khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. Bởi lãi suất tái chiết khấu mới đúng bằng trần lãi suất mà các NH được phép huy động từ dân cư.

Theo các chuyên gia, quyết định này sẽ làm tăng chi phí vốn của các NH, kéo theo lãi suất cho vay tại các NH tiếp tục tăng cao hơn. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay qua đêm đang hứa hẹn sẽ tăng cao khiến những NH nào đang gặp khó khăn trong thanh khoản sẽ phải vay NHNN với lãi suất cao hơn. Trong khi đó, việc tăng lãi suất tái cấp vốn lên thêm 1 điểm phần trăm sẽ chỉ ảnh hưởng nhiều đến các NH lớn nắm giữ nhiều giấy tờ có giá...

Biết là sẽ gây nhiều xáo trộn trên thị trường, nhưng đây là một trong những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát của NHNN nên việc thực hiện là khó tránh khỏi. Hơn nữa, đây chỉ là bước đầu tiên, và việc tăng lãi suất cơ bản sớm muộn cũng sẽ được thực hiện.

Nhận xét lần tăng lãi suất này, TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, nói rằng, NHNN đang phải đứng trước nhiệm vụ là vừa phải đảm bảo thanh khoản cho các NH, vừa phải giữ cung tín dụng theo kế hoạch.

Do vậy, nếu lãi suất tái cấp vốn cho các NH ở mức 12%, quá thấp so với mức lãi suất thực trên thị trường hiện là 15-16%, thì sẽ tạo điều kiện để tiền cung ra nền kinh tế quá nhiều. Như vậy, NHNN chỉ vừa thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay với các NH lên một mức hợp lý hơn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng đúng kế hoạch.

Còn theo phân tích của PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, trong năm 2010, để kéo mặt bằng lãi suất xuống theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã duy trì lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở ở mức 7%/năm, thấp hơn so với mặt bằng chung.

Tuy nhiên, tận dụng lợi thế nắm giữ giấy tờ có giá, các NHTM đã vay vốn giá rẻ của NHNN không dùng lượng vốn này để giảm lãi suất và đầu tư cho nền kinh tế, mà lại đầu tư vào trái phiếu chính phủ để quay vòng kiếm lợi nhuận.

Thậm chí, nhiều NH còn dùng nguồn vốn này cho vay trên thị trường liên NH với lãi suất rất cao. Vậy, một khi NHNN nâng các mức lãi suất trên, cánh cửa lợi nhuận từ hoạt động này của các NHTM đã bị thu hẹp.

Lãi suất sẽ khó giảm?

Như vậy, có thể nói rằng, NHNN đồng loạt tăng lãi suất chủ chốt được nhìn nhận là "một mũi tên trúng 2 đích". Bởi vì, làm như thế thì lãi suất VND sớm có cơ sở để hạ nhiệt, đồng thời với quyết định này của NHNN sẽ sớm xóa bỏ dần cơ hội kiếm lời của các NHTM từ nguồn vốn rẻ của NHNN.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, điều này sẽ tác dụng ngược và đẩy lãi suất huy động và cho vay trên thị trường sẽ tăng cao hơn nữa. Bởi lẽ, theo lãnh đạo một NHTM, với việc tăng mức lãi suất trên, các NH sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn khi vay tiền từ NHNN và khi đó lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH sẽ tăng lên, theo đó, khi doanh nghiệp vay vốn từ NH vẫn sẽ phải chịu mức lãi suất cao.

Và thực tế cũng đang chứng minh khi mức lãi suất huy động của các NH thực sự không giảm mà liên tục tăng cao bất chấp thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa VND không quá 14%, đồng thời xử lý mạnh tay với NHTM nào vượt trần huy động. Nguyên nhân là các NH hiện đang rất khó khăn trong việc huy động vốn từ khối dân cư.

Thực tế thị trường cho thấy lãi suất huy động cao nhất hiện nay trên thị trường đã đạt mức 18%/năm áp dụng cho các khách hàng có khoảng tiền gửi từ vài trăm triệu trở lên. Còn mức huy động từ 15-16,5%/năm gần như được hầu hết các NH trên thành phố áp dụng.

Đại diện một NH nói rằng, việc áp dụng mức lãi suất cao vượt mức quy định của NHNN thường rơi vào các NH nhỏ cần vốn. Nguyên nhân là động thái siết tín dụng của NHNN trong lĩnh vực phi sản xuất đã làm cho một số NH, trước đó đã cho vay nhiều ở lĩnh vực này, gặp khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu cho vay.

Hoặc cũng có khả năng đây không phải là chủ trương của NH, nhưng vì chạy theo chỉ tiêu mà một số nhóm tín dụng viên đã nương theo thị trường để đạt doanh số...

Trước tình hình này, ông Louis Taylor, Tổng giám đốc NH Standard Chartered (Việt Nam), cũng nói rằng, những diễn biến trên chỉ là phản ứng nhất thời của thị trường. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận rằng, lãi suất sẽ khó giảm trong thời gian tới.

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đồng EUR: Công lao không dễ xóa nhòa!
  • Trần lãi suất 14% không đủ bù lạm phát?
  • Chuyển USD sang VND: Phản ứng nhất thời của thị trường!
  • USD tăng giá nhưng người Mỹ chưa hết lo?
  • Sôi động “bán, mua” doanh nghiệp
  • Đầu tư đất kẹt: Rủi ro lớn
  • Nhà đầu tư thường hưởng lợi lớn vào những lúc TTCK đầy xáo động
  • Chưa tính tới chuyện nới trần lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!