Với mức LS ngắn hạn còn ở mức 13% thì LS cho vay sẽ quay trở lại đầu tư vì mức này đã xuống thấp hơn ROIC trung bình trong những năm qua (13,1%). Đây là mức giúp các doanh nghiệp sinh lời.
NHNN vừa cắt giảm các mức lãi suất như sau:
· Lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm;
· Lãi suất tái chiết khấu là 9%/năm;
· Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 12%/năm.
· Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm;
· Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm.
· Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường
Việc cắt giảm các mức lãi suất này làm các nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng lên tỷ giá, lạm phát và tác động của nó tới tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế. Một vài ý kiến của chúng tôi về vấn đề này như sau:
Tỷ giá
Việc cắt giảm lãi suất trong bối cảnh dư thừa trong hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tín dụng. Tỷ lệ lãi suất thấp hơn sẽ làm cho tiết kiệm kém hấp dẫn, gửi tín hiệu tích cực cho các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên do nhà đầu tư sẽ chuyển một phần tiền sang nắm giữ USD. Ngoài ra, tỷ giá USD cũng sẽ tăng lên do yếu tố mùa vụ (Trước năm 2008, tỷ giá USD có xu hướng giảm (Do Kiều Hối về nhiều) vào những tháng đầu năm và tăng vào nửa cuối năm do nhập khẩu tăng). Thêm vào đó là kỳ vọng vào việc chính phủ có thể sẽ xem xét việc cho phép một số ngân hàng nhất định mở lại các tài khoản giao dịch vàng tại nước ngoài có lẽ cũng có ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được xác nhận. Các NHTM sẽ quay trở lại chiến lược giữ GAP USD dương thay vì âm như thời gian vừa qua nhưng mức phá giá sẽ không quá 2%. Có vài lý do: (1) Cam kết của Thống Đốc, (2) Dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng thêm 9 tỷ USD và đạt mức 20 tỷ USD so với cuối năm ngoái và quy định trạng thái ngoại tệ của NHTM chỉ ở mức 20% so với mức 30% trước đó. Theo quy mô Vốn chủ sở hữu hiện tại của hệ thống NHTM, 20% tương đương với hơn 71 nghìn tỷ VND, tức khoảng 3,4 tỷ USD, giảm khoảng 1,7 tỷ so với trước điều chỉnh và giảm so với mức khoảng 4,3 tỷ USD trong năm 2010. Chiếm khoảng 3% GDP và chỉ 1,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. (3) Đối tượng vay ngoại tệ hạn chế kể từ tháng 5;
Lạm phát
Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ khiến lạm phát tăng trở lại vào cuối năm nhưng mức kỳ vọng lạm phát vẫn dưới 1 con số. Lý do, tỷ lệ tái cấp vốn và chiết khấu tạo thành các giới hạn trên và dưới của hành lang tỷ lệ lãi suất của NHNN trong khi các tỷ lệ repo đảo ngược, hoặc tỷ lệ OMO, hiện đã được xem là chính sách tỷ giá chính. Mà các mức lãi suất này đều cao hơn lãi suất huy động của thị trường. Ngoài ra, cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách tiền tệ vào lãi suất thị trường là yếu, trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay ngắn hạn và mục tiêu tín dụng định lượng của chính phủ có thể có ảnh hưởng nhất trên nền kinh tế. Do vậy, lạm phát khó có thể tăng mạnh.
Vấn đề tăng trưởng kinh tế
Việc giảm lãi suất liên tục đã giúp các NHTM Việt Nam cơ cấu được cấu trúc kỳ hạn của tiền gửi khi lượng khách hàng gửi kỳ hạn dài tăng lên trên thị trường 1 đối với tiền đồng qua đó giảm độ lệch thanh khoản của các NHTM.
Các NHTM lớn có kế hoạch vay đô dài hạn trên thị trường quốc tế để cải thiện vốn trung và dài hạn đối dòng tiền ngoại tệ. Việc S&P nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cùng với giá CDS điều chỉnh giảm mạnh sẽ khiến chi phí vốn của của việc đi vay giảm.
Việc cho phép giãn, hoãn và tái cơ cấu kỳ hạn nợ cùng với việc sẽ mua vào nợ xấu sẽ giúp bảng cân đối của các NHTM sạch hơn và giá tài sản sẽ tăng lên. Điều này sẽ khiến chi phí dự phòng nợ xấu giảm trở lại vào cuối năm;
Trong những năm qua, lạm phát là một vấn đề nhức nhối của Việt Nam: việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ hơn 1 năm qua đã giúp lạm phát suy giảm về 1 con số thông qua cắt giảm tổng cầu: (1) Cắt giảm đầu tư không hiệu quả của xã hội do không các khoản đầu tư này không chịu được mức lãi suất danh nghĩa cao; (2) Cắt giảm chi tiêu vào hàng hóa xa xỉ hay các khoản đầu cơ bất động sản... Như vậy, có thể thấy rằng việc tăng trưởng giảm trong ngắn hạn do mức cầu giảm chứ không phải do tổng cung suy sụp. Do đó, với việc lạm phát ổn định ở mặt bằng thấp như thời gian thì sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục sẽ phục hồi trở lại. Đặc biệt với mức lãi suất ngắn hạn còn ở mức 13% thì lãi suất cho vay sẽ quay trở lại đầu tư vì mức lãi suất này đã xuống thấp hơn ROIC trung bình trong những năm qua (13,1%). Đây là mức lãi suất sẽ giúp các doanh nghiệp sinh lời trong khi đó nhiều NHTM lớn có mức lãi suất huy động bình quân quanh mức 9% và do vậy nếu cho vay ở mức 13% các NHTM vẫn có lãi rất lớn. Do vậy, tín dụng sẽ tăng trưởng trở lại và các NHTM sẽ phải cạnh tranh để giải ngân hết số hạn mức tăng trưởng tín dụng của mình theo giới hạn khi thời gian còn lại không còn quá nhiều.
Tóm lại, măc dù đợt hạ lãi suất lần này khá nhanh nhưng theo chúng tôi là không quá đáng lo.
Duy Vũ
Theo TTVN
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com