Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam dính “bẫy tiền” hay “bẫy thanh khoản” ?

Với việc lạm phát ổn định ở mặt bằng thấp và lãi suất giảm xuống thấp hơn chỉ số ROIC, thì lúc đó sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục trở lại khi đầu tư tư nhân được mở rộng.

Bẫy thanh khoản là gì ?

· Lãi suất danh nghĩa tiến gần tới mức bằng 0 nên khi NHTW chủ ý tăng cung tiền, tăng thanh khoản để giảm lãi suất thực nhằm tăng tín dụng cho nền kinh tế qua đó tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và cuối cùng là tăng GDP, mở rộng sản xuất và giảm thất nghiệp, nhưng mục tiêu cuối cùng (GDP, việc làm) không tăng, mục tiêu trung gian (M), số nhân tiền tệ giảm mạnh và tiền quay vào lại tài khoản NHTW.

· Lãi suất tiền gửi ở NHTW quá cao trong khi lãi suất thị trường không giảm xuống mức mục tiêu, số nhân tiền tệ giảm mạnh, tức là cung tiền cơ sở tăng nhưng tín dụng hay và M2 không tăng hoặc điều chỉnh giảm.

Trong cả hai trường hợp, chính sách tiền tệ đóng vai trò kích thích nền kinh tế đều mất tác dụng.

Bẫy thanh khoản sẽ dẫn tới suy thoái vì:

· Nếu lãi suất thấp nó sẽ làm:

(1) Giảm phát kỳ vọng làm tăng giá trị thực của các khoản nợ

(2) Khả năng trả nợ của người vay yếu đi do mức tiêu dùng và đầu tư giảm sâu hơn

(3) Ngân hàng gia tăng các khoản nợ xấu và do vậy họ phải cắt giảm tín dụng kéo thu chu trình giảm đầu tư và tiêu dùng.

· Nếu lãi suất cao nó sẽ làm tăng việc nắm giữ các tài sản tài chính và qua đó làm tăng rủi ro của hệ thống tài chính.

Mỹ: Cuộc khủng hoảng dưới chuẩn của Mỹ nổ ra vào năm 2007, giá nhà đất sụt giảm mạnh, bảng cân đối tài sản của các NHTM xấu đi, nhiều NHTM phá sản. Fed sử dụng cách sau: lãi suất chính sách ở mức cận zero nhằm bơm vốn ngắn hạn giá rẻ, QE1 dùng để mua lại nợ xấu, làm sạch bảng cân đối các NHTM, QE2 mua trái phái phiếu chính phủ trung và dài hạn nhằm hạ lãi suất dài hạn xuống, Operation Twist sử dụng cách mua trái phiếu dài hạn và bán ngắn hạn. Điều này sẽ làm lợi suất trái phiếu dài hạn giảm xuống và ngắn hạn tăng lên. Trong khi không làm bảng cân đối của Fed phình to hơn, tức là không in thêm tiền để tạo áp lực lên lạm phát (Chỉ làm thay đổi thời gian đáo hạn bình quân của danh mục trái phiếu mà Fed đang nắm giữ. Mục tiêu của Fed là tăng cung tiền giá rẻ, qua đó các NHTM có vốn giá rẻ và đưa vào cho vay, tín dụng tăng tiêu dùng tăng, doanh nghiệp có vốn giá rẻ sẽ mở rộng sản xuất và thất nghiệp sẽ giảm. Nhưng về cơ bản hiện tại các gói này chưa phát huy nhiều tác dụng. Các NHTM sau khi có vốn giá rẻ thì họ quay trở lại gửi NHTW để ăn chênh lệch lãi suất hoặc mua trái phiếu chính phủ trong khi đó GDP vẫn tăng chậm và thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.

Châu Âu: Các nhà lãnh đạo châu Âu đã vô tình tạo ra một cơ chế phản hồi tiêu cực lớn nhất thế giới tài chính. ECB thực hiện bơm vốn giá rẻ bằng hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTRO) với các điều kiện lên đến ba năm Các ngân hàng châu Âu dùng tiền đó mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia trong khu vực. Với nhiều trái phiếu Tây Ban Nha và Ý có kỳ hạn nằm trong khoảng từ 5-10 năm với lợi suất đang tăng mạnh được mua trong thời gian vừa qua vô tình có thể đẩy chương trình LTRO kéo dài thêm vài năm nữa cho đến khi các nền kinh tế ở Ý và Tây Ban Nha phát triển trở lại hay nói cách khác nó là khả năng mà LTRO của ECB sẽ bị buộc phải tiếp tục cho đến khi châu Âu là không còn trong suy thoái kinh tế và và nhu cầu mua trái phiếu Ý và Tây Ban Nha được mở rộng đầy đủ. Có thể nói mục tiêu bơm vốn giá rẻ nhằm mục tiêu giúp kích thích tăng trưởng kinh tế không đạt được trong khi đó dòng vốn này lại đổ vào nắm giữ các tài sản tài chính là trái phiếu chính phủ của các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ. Nếu các quốc gia này vỡ nợ, rủi ro của hệ thống tài chính sẽ rất lớn khi bảng cân đối tài sản các ngân hàng thương mại sẽ xấu đi nhanh chóng.

Việt Nam: Trong những tháng đầu năm các NHTM nhóm G12 hiện tại cũng dư thanh khoản và họ cũng quay trở lại mua trái phiếu chính phủ và gửi vượt dữ trự bắt buộc tại NHNN hay mua tín phiếu của NHNN phát hành. Tín dụng vì thế vẫn tăng trưởng âm và gần đây nhiều lo ngại cho rằng Việt Nam đang dính bẫy thanh khoản. Có một vài điểm khác biệt ở Việt Nam:

(1) Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không có định hướng tăng cung tiền để tăng GDP và việc làm mà mục tiêu chính của giai đoạn vừa qua chủ yếu là để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Do vậy không thể gọi là dính bẫy được vì thiếu yếu tố đầu tiên.

(2) Nền kinh tế các nước Phương Tây phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng tư nhân do năng lực sản xuất dư thừa. Người dân các nước Phương Tây chủ yếu tiêu dùng bằng tín dụng (Tiêu dùng trước trả nợ sau), do vậy khi nền kinh tế suy thoái, nguy cơ thất nghiệp tăng cao thì người dân tại các nước này có xu hướng phòng thủ chứ không tăng tiêu dùng. Trong khi đó, vấn đề của Việt Nam phải đối mặt là các khoản đầu tư công không hiệu quả, việc chi tiêu quá mức vào các hàng hóa xa xỉ, hàng lâu bền được trả góp và điều này đã đẩy lạm phát tăng cao trong khi lãi suất danh nghĩa lại không tăng tương ứng khiến lãi suất thực là số âm. Lãi suất thực âm làm cho các tài sản tài chính, tài sản thực trở nên kém hấp dẫn khiến các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh. Với việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thặt chặt trong hơn 1 năm qua vừa qua đã giúp lạm phát quay trở lại mức 1 con số và lãi suất thực đã dương trở lại. Việc lạm phát giảm là do sự cắt giảm tổng cầu: (i) Lãi suất danh nghĩa cao đã cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả. (ii) Cắt giảm chi tiêu hàng hóa xa xỉ. (iii) Cắt giảm hoạt động đầu cơ vào các lĩnh vực bất động sản, vàng, ngoại tệ… Vì vậy, việc tăng trưởng giảm trong ngắn hạn do mức cầu giảm chứ không phải do tổng cung suy sụp. Như vậy, với việc lạm phát ổn định ở mặt bằng thấp như thời gian qua và lãi suất giảm xuống thấp hơn chỉ số ROIC thì lúc đó sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục sẽ phục hồi trở lại khi đầu tư tư nhân sẽ được mở rộng.

Tóm lại, các biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng không phải là một quốc gia rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết.

Duy Vũ

Theo TTVN

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?
  • Ai là người cuối cùng gánh nợ xấu?
  • Lập công ty mua bán nợ: Cần thận trọng
  • Vì sao ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay?
  • “Chính phủ nên mua nợ để cứu doanh nghiệp và ngân hàng”
  • Xa vời “VN-Index” bất động sản
  • Vàng nổi sóng ngầm: Ai 'đạo diễn' thị trường?
  • TS. Đinh Thế Hiển: Cơ hội nào cho bất động sản và ngoại hối?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!