Tuy nhiên, thực tế này đang là minh chứng cho quan điểm được giới nghiên cứu kinh tế vĩ mô đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Đó là sự cạnh tranh về nguồn lực của dòng vốn FDI với dòng đầu tư trong nước. Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lý giải, với nền tảng hạ tầng giao thông, năng lượng chưa có cải thiện nhiều, hay thiếu hụt ngày càng lớn về nguồn nhân lực, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án FDI trong các lĩnh vực thâm dụng lao động, thâm dụng năng lượng, đất đai… sẽ đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế yếu trong tranh chấp nguồn lực.
Trong khi đó, sự tham gia của vốn FDI vào các lĩnh vực công nghệ, với tư cách là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu lại rất mờ nhạt. Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Việt Nam còn cho rằng, hầu như không ghi nhận sự chuyển giao công nghệ nào đáng kể giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước.
Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam như Intel, Canon, Samsung… cũng thừa nhận rất khó tạo nên các kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, đi cùng với các tập đoàn này đến Việt Nam lại thường là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa của chính quê hương các tập đoàn hay đã có sẵn trong chuỗi sản xuất bấy lâu. Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa này lại trở thành nhân vật chính trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị trường nội địa, giành vị trí trong chuỗi giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam với ưu thế nổi trội sẵn có của một doanh nghiệp có thâm niên trong sân chơi toàn cầu.
Như vậy, quan điểm “tận thu” trong thu hút đầu tư và sự đổ dồn dòng vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khai khoáng với các khoản lợi nhuận vô cùng lớn thời gian qua có quan hệ tương tác rõ ràng. Với trách nhiệm của mình, các địa phương cũng như các nhà đầu tư dường như đều hoàn thành nhiệm vụ với những bảng thành tích về vốn đăng ký cao. Trong khi đó, các đánh giá về chất lượng dòng vốn FDI với hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt, trong giai đoạn chuyển nguồn lực tăng trưởng từ vốn, tài nguyên sang công nghệ, lợi thế động... được đưa ra lại có mức thấp.
Ông Trần Đình Thiên cho rằng, nếu không phân tách chức năng của khu vực đầu tư nước ngoài, đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân, cộng với tư duy lâu nay coi trọng tổng số vốn FDI thu hút thì rất khó tạo được sự chuyển dịch nào trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Việc phân chia này sẽ xác định mục tiêu, định hướng thu hút nguồn vốn FDI. Nếu xác định FDI có vai trò đầu tàu công nghệ, tạo nguồn lực để dẫn dắt doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chính sách thu hút FDI tương ứng cần phải chỉ rõ những tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí về công nghệ môi trường… làm cơ sở cho các quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư”, ông Thiên đề xuất.
Mặc dù giới phân tích kinh tế khẳng định, tín hiệu phát đi đang rất tích cực, khi một số dự án FDI lớn chậm trễ triển khai đã bị rút giấy phép, môi trường đầu tư kinh doanh đang lành mạnh hơn bởi sự cạnh tranh không dành ưu thế cho những nhà đầu tư “xí chỗ”, song câu hỏi về việc những giấy chứng nhận đầu tư mới được cấp có thể tránh được vết xe đổ của những dự án treo trước đây hay không?” sẽ không dễ trả lời nếu không có sự thay đổi tư duy về thành tích trong thu hút FDI.
(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com